Kiến thức cơ bản quan trọng về danh từ và hơn thế nữa
Ngữ pháp về danh từ và hơn thế nữa
Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ chắc hẳn khi học tiếng Anh thì ai cũng phải biết tới các từ này rồi nhỉ. Nhưng liệu bạn có nắm được các kiến thức cần thiết nhất về chúng không?
Bài học này sẽ giải thích tới các bạn từ khái niệm, tầm quan trọng của danh từ tới các kiến thức cơ bản nhất về danh từ để giải hết mọi thắc mắc của bạn về ngữ pháp – danh từ – noun nhé.
Sau đó bạn sẽ cần làm bài tập với đáp án chi tiết ở dưới để biết lượng kiến thức mình thu được.
Bài học này là một phần trong chuỗi bài học về Ngữ Pháp Cơ Bản – Nâng Cao với các bài học được sắp xếp khoa học và đầy đủ bài tập giúp bạn xóa tan mọi khó khăn với ngữ pháp.
Đây cũng là các kiến thức mà các bạn học sinh tại lớp IELTS Online hay lớp IELTS trực tiếp tại Hà Nội được yêu cầu phải học và hoàn thành bài tập ở dưới.
Tham gia bài học ngữ pháp cơ bản - nâng cao
DANH TỪ LÀ GÌ?
Danh từ trong tiếng Anh là một phần của câu (parts of speech) và là một hay nhiều từ có vai trò đại diện về tên cho một hoặc nhiều thứ cụ thể, ví dụ sinh vật sống, vật thể, địa điểm, hành động, chất lượng, tình trạng hoặc ý tưởng. (theo wikipedia)
Như vậy, giải thích cụ thể hơn một chút cho bạn dễ hiểu về khái niệm trên:
- Danh từ trước hết là một hoặc nhiều từ
- Nó mang thông tin là một vật hay một điều gì đó, người ta sử dụng từ đó để đại diện cho vật hay điều đó.
- Danh từ là một phần của câu (parts of speech)
Trong một số ngôn ngữ, danh từ noun còn được sử dụng theo giới tính (gender). Ví dụ tiếng Pháp hay tiếng Đức chẳng hạn, bạn còn phải nhớ một cái túi – a bag (trong tiếng Anh) là giống đực hay giống cái – un sac.
F..k!!!!!!!!!!!!!!!
May nhé, tiếng Anh còn đơn giản chán đấy.
Vị trí của danh từ trong câu ở đâu?
Vị trí của danh từ trong câu là rất đa dạng. Danh từ có thể đứng ở vị trí của chủ ngữ (subject), danh từ noun có thể xuất hiện ở tân ngữ (objects) và có thể đứng ở vị trí trong trạng ngữ.
Có thể thấy danh từ xuất hiện ở mọi vị trí trong câu (trừ động từ là bất khả xâm phạm mà thôi). Vì vậy, việc sử dụng sai danh từ cũng là một trong những lỗi rất thường gặp ở các bạn học sinh của tôi tại các lớp IELTS khiến điểm số mãi không tăng.
Để tránh các lỗi ngữ pháp về danh từ, bạn hãy học hết bài học hôm nay và làm ngay bài tập ở dưới để mà củng cố kiến thức vào thực tế luôn nhé.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới ngữ pháp về cụm danh từ
DANH TỪ SỐ ÍT VÀ DANH TỪ SỐ NHIỀU
Khi những danh từ là đếm được thì luôn phải lưu ý là đưa chúng về dạng số nhiều hay số ít. Nói cách khác, bạn đang ngồi đếm danh từ đó. Ví dụ như số ít thì là 1, số nhiều thì là từ 2 trở lên. Thế thôi.
Có một số thứ và đồ vật chúng ta dùng hằng ngày luôn luôn được chia ở số nhiều. Đó là những thứ mà đi với nhau thành cặp, không thể tách rời như: trousers, pyjamas, shorts, jeans, tights, pants, sunglasses, scissors. Chúng luôn luôn ở dạng số nhiều:
My trousers are new. (Không phải My trouser is new.)
These shorts are dirty. (Không phải This short is dirty.)
Một số những thứ khác thì có thể ở số nhiều, là những thứ có thể tạo thành từ một cặp nhưng có thể tách rời nhau như: shoe/shoes, sock/socks, earing/earings.
Chú ý: Từ clothes không bao giờ chia ở số ít.
I bought some new clothes. (Không phải I bought a new clothe.)
Cách thành lập danh từ số nhiều với s/es
Để thành lập danh từ số nhiều, bạn nhớ là phải thêm s/es vào cuối danh từ. Điều này rất quan trọng đấy. Thông thường, các danh từ sẽ chỉ cần thêm -s vào sau danh từ số ít là ta có danh từ số nhiều.
Ví dụ: boy – boys, house – houses, dog – dogs, pen – pens
Trừ những trường hợp sau đây là các trường hợp đặc biệt khi thêm -es vào sau danh từ
Trường hợp danh từ số ít kết thúc bằng -y
Nếu trước –y là một phụ âm, bạn cần chuyển -y và thêm –ies vào danh từ:
Ví dụ: baby – babies, country – countries
Nếu trước –y là một nguyên âm, bạn chỉ cần thêm –s vào sau danh từ là được rồi:
Ví dụ: boy – boys, day – days
Trường hợp danh từ số ít kết thúc bằng -o
Một số danh từ số ít có kết thúc bằng một phụ âm + o thì danh từ số nhiều sẽ được tạo thành bằng cách thêm –es.
Ví dụ: tomato – tomatoes, potato – potatoes, hero – heroes (trừ piano thành pianos)
Các danh từ số ít có tận cùng là một nguyên âm + o hoặc các danh từ được viết tắt thì chỉ cần thêm –s thì bạn sẽ tạo thành danh từ số nhiều.
Ví dụ: zoo – zoos, radio – radios, photo – photos
Các trường hợp thêm -es và -s đặc biệt khác
- Những danh từ kết thúc với -fe hay -f thì chuyển thành -ves như các ví dụ sau:
knife – knives:con dao
ife – lives: cuộc đời
ife – wives: vợ
hief – thieves: tên trộm
alf – halves: một nửa
olf – wolves: con sói
oaf – loaves: ổ bánh mỳ
calf – calves: con bê
- Những danh từ kết thúc bằng -us, ta chuyển thành -i rồi thêm -es hoặc thêm luôn -es như các ví dụ sau:
cactus – cacti: cây xương rồng
nucleus – nuclei: hạt nhân
focus – foci: tiêu điểm
genius – genii: thiên tài
fungus – fungi: nấm
prospectus – prospectuses: giấy giao hàng
terminus – termini: điểm cuối cùng
thesaurus – thesauri/thesauruses: bách khoa toàn thư
- Danh từ kết thúc bằng -is, bạn chỉ cần đổi -is đó thành -es là có danh từ số nhiều
analysis – analyses: sự phân tích
crisis – crises: sự khủng hoảng
thesis – theses: luận văn
axis – axes: cái trục
diagnosis – diagnoses: lời chuẩn đoán
hypothesis – hypotheses: giả thuyết
oasis – oases: ốc đảo
thesis – theses: luận văn
- Những danh từ kết thúc bằng -on, để tạo thành danh từ số nhiều, hãy chuyển -on thành a như các ví dụ sau:
phenomenon – phenomena: vật kỳ lạ, hiện tượng
criterion – criteria: tiêu chuẩn
automaton – automata: thiết bị tự động
- Một số danh từ số nhiều bất quy tắc, các bạn xem tại bảng tổng hợp sau đây nhé:
| Dạng số ít | Dạng số nhiều | Nghĩa |
A | addendum | addenda | phụ lục |
alga | algae | (thực vật học) tảo | |
alumna | alumnae | cựu nữ học sinh | |
alumnus | alumni | cựu học sinh / cựu sinh viên | |
analysis | analyses | sự phân tích | |
antenna | antennas hoặc antennae | radio ăng-ten | |
apparatus | apparatuses | dụng cụ, bộ máy | |
appendix | appendices hoặc appendixes | phụ lục | |
axis | axes | trục | |
B | bacillus | bacilli | (sinh vật) trực khuẩn |
bacterium | bacteria | vi khuẩn | |
basis | bases | nền tảng, cơ sở | |
beau | beaux | người đàn ông ăn diện | |
bison | bison | bò rừng bizon | |
buffalo | buffalos hoặc buffaloes | con trâu | |
bureau | bureaus | bàn giấy; hãng, cơ quan; (chủ yếu ở Mỹ) cục, vụ | |
bus | buses | xe buýt | |
C | cactus | cactuses hoặc cacti | cây xương rồng |
calf | calves | con bê; cá voi con (nói chung là con của một số loài động vật) | |
child | children | đứa bé | |
corps | corps | đoàn, quân đoàn | |
corpus | corpora hoặc corpuses | bộ sưu tập; tập | |
crisis | crises | sự khủng hoảng, cơn khủng hoảng | |
criterion | criteria | tiêu chuẩn | |
curriculum | curricula | chương trình giảng dạy | |
D | datum | data | dữ liệu |
deer | deer | hươu, nai | |
die | dice | súc sắc | |
dwarf | dwarfs hoặc dwarves | người lùn | |
diagnosis | diagnoses | sự chuẩn đoán | |
E | echo | echoes | tiếng dôi, tiếng vang; người bắt chước |
elf | elves | con yêu tinh | |
ellipsis | ellipses | hiện tưởng tỉnh lược | |
embargo | embargoes | lệnh cấm vận | |
emphasis | emphases | sự nhấn mạnh | |
erratum | errata | lỗi in, lỗi viết | |
F | fireman | firemen | người lính cứu hoả |
fish | fishes | con cá | |
focus | focuses | sự tập trung | |
foot | feet | bàn chân | |
formula | formulas | công thức | |
fungus | fungi hoặc funguses | nấm | |
G | genus | genera | (sinh vật) chi |
goose | geese | con ngỗng | |
H | half | halves | một nửa |
hero | heroes | anh hùng | |
hippopotamus | hippopotami hoặc hippopotamuses | con hà mã | |
hoof | hooves | móng guốc (của ngựa, hươu, ...) | |
hypothesis | hypotheses | giả thuyết | |
I | index | indices/ indexes | bảng tra; chỉ số; dấu hiệul (toán) số mũ |
K | knife | knives | con dao |
L | leaf | leaves | chiếc lá |
life | lives | sự sống, đời sống, cuộc sống | |
loaf | loaves | ổ bánh mì | |
louse | lice | con rận, chấy | |
M | man | men | đàn ông |
matrix | matrices | khuôn đúc | |
means | means | phương cách, cách | |
medium | media | phương tiện truyền đạt; môi trường | |
memorandum | memoranda | sổ ghi, sổ tay; thư báo | |
millennium | millenniums hoặc millennia | nghìn năm, mười thế kỷ, thiên niên kỷ | |
moose | moose | con nai sừng tấm | |
mosquito | mosquitoes | con muỗi | |
mouse | mice | con chuột | |
N | nebula | nebulae hoặc nebulas | tinh vân |
neurosis | neuroses | chứng loạn thần kinh | |
nucleus | nuclei | trung tâm, hạt nhân (nghĩa bóng) | |
O | oasis | oases | ốc đảo |
octopus | octopi hoặc octopuses | con bạch tuộc | |
ovum | ova | (sinh vật) trứng | |
ox | oxen | bò đực | |
P | paralysis | paralyses | (y học) chứng tê liệt |
parenthesis | parentheses | dấu ngoặc đơn | |
person | people | người | |
phenomenon | phenomena | hiện tượng | |
potato | potatoes | khoai tây | |
R | radius | radii hoặc radiuses | bán kính |
S | scarf | scarfs hoặc scarves | khăn quàng cổ |
self | selves | bản thân; bản ngã, bản chất | |
series | series | dãy, chuỗi, loạt | |
sheep | sheep | con cừu | |
shelf | shelves | cái giá, cái xích đông | |
scissors | scissors | cái kéo | |
species | species | loài, loại | |
stimulus | stimuli | tách nhân kích thích, nhân tố kích thích | |
stratum | strata | địa tầng; tầng lớp (xã hội) | |
syllabus | syllabi hoặc syllabuses | danh mục khoá trình (của một khoá) | |
symposium | symposia hoặc symposiums | hội nghị chuyên đề | |
synthesis | syntheses | sự tổng hợp | |
synopsis | synopses | bảng tóm lược | |
T | tableau | tableaux | hoạt cảnh |
that | those | kia | |
thesis | theses | luận văn; luận đề luận cương | |
thief | thieves | tên trộm | |
this | these | này | |
tomato | tomatoes | quả cà chua | |
tooth | teeth | răng | |
torpedo | torpedoes | ngư lôi | |
V | vertebra | vertebrae | đốt xương sống |
veto | vetoes | quyền phủ quyết, sự nghiêm cấm | |
vita | vitae | sơ yếu (lí lịch) | |
W | watch | watches | cái đồng hồ |
wife | wives | người vợ | |
wolf | wolves | con chó sói | |
woman | women | người phụ nữ | |
Z | zero | zeros hoặc zeroes | số không |
DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC VÀ DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC
Danh từ đếm được và danh từ không đếm được là gì?
Danh từ đếm được là những danh từ mà ta có thể đếm được theo số lượng từ số ít tới số nhiều.
Ví dụ như đếm:
một cái bút, 2 cái bút, 3 cái bút
một tờ tiền, hai tờ tiền, 3 tờ tiền
1 đồng đô la, 2 đồng đô la, 3 đồng đô la
một cốc nước 1 lít, 2 cốc nước 1 lít, 3 cốc nước 1 lít.
Danh từ không đếm được là những danh từ mà ta không thể dùng số đếm để đếm nó mà phải sử dụng một vật khác thay thế để đếm (thường là vật đại diện, vật chứa hay đơn vị)
Ví dụ: money, water …
Để giải thích rõ nghĩa hơn, bạn so sánh thế này:
- Ta không thể đếm money (nghĩa là tiền) theo kiểu: 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền được. Đó là điều bất khả thi. Ta sẽ cần một vật đại diện đó là tờ tiền: một tờ tiền, hai tờ tiền, 3 tờ tiền, hoặc cần một đơn vị để đếm đó là đô la: 1 đồng đô la, 2 đồng đô la, 3 đồng đô la.
- Chúng ta không thể đếm water (nước) theo kiểu 1 water, 2 water, 3 water được. Ta cần vật đại diện (vật chứa) ví dụ: a cup of water, 2 cups of water, hoặc một đơn vị để đo đếm như litre (lít nước): 1 litre, 2 litres…
Nói vậy chắc bạn sẽ hiểu rõ danh từ đếm được và danh từ không đếm được khác nhau ra sao rồi nhỉ.
Chú ý:
- Những danh từ sau đây thường thường là danh từ không đếm được trong tiếng anh (nhưng có thể đếm được trong những ngôn ngữ khác):
advice, furniture, hair, homework, information, luck, luggage, money, news, traffic, travel (nhung trip và journey thì có thể đếm được), weather, work.
- News kết thúc bằng s nhưng lại là danh từ không đếm được.
- Khi chúng ta muốn đếm danh từ không đếm được, chúng ta cần sử dụng những trợ từ như a bag, a bottle, a box, a cup, a glass, a packet, a piece:
I need a bottle of water. (không phải I need a water.)
- Nhiều đồ uống có thể vừa là danh từ đếm được và danh từ không đếm được:
Would you like a coffee? (= a cup of coffee)
I’d like two coffees and a tea, please. (= 2 cups of coffee + 1 cup of tea)
I bought some coffee in the market. (= a packet of coffee)
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu các luật ngữ pháp áp dụng lên danh từ đếm được và danh từ không đếm được nhé.
Các quy tắc ngữ pháp danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Quy tắc ngữ pháp với danh từ đếm được (ví dụ: shoe, passport)
- Có thể là số ít với a, the:
a passport, the phone
I’ve got a problem. (không phải I’ve got problem.)
- Có thể là số nhiều không có mạo từ đi kèm mà thay vào đó là some hoặc the:
Shoes, some cars, the cars
- Có thể có động từ số ít hoặc số nhiều:
The car is new. The cars are new.
Quy tắc ngữ pháp với danh từ không đếm được (ví dụ: air, bread, food, help, ice, music, money, pollution, rain, sand, travel):
- Có thể sử dụng the, some hoặc không mạo từ khi đi kèm nhưng không thể sử dụng a:
the money, some money, money (không phải a money)
- Không thể chia ở số nhiều (dạng danh từ thêm s):
money (không phải moneys), music (không phải musics)
- Luôn luôn chia ở động từ số ít:
The music is perfect. (không phải The musics are perfect.)
Mạo từ và danh từ
Ngữ pháp sử dụng mạo từ a, an, the và no articles với danh từ
Danh từ thường không đứng riêng một mình mà nó sẽ đi cùng các từ trước nó gọi là mạo từ. Các mạo từ này đóng vai trò như sau đây
Bạn có thể xem bảng này để hiểu khái quát, nhưng bạn nên đọc kĩ hơn bên dưới để có các phân tích kỹ hơn (và các lưu ý)
Mạo từ | Ý nghĩa: | Cách dùng | Đi cùng với |
A(n) | một trong nhiều thứ: My sister works in a cinema. (Chị gái tôi làm việc ở trong một rạp chiếu phim.) | Nói đến một thông tin mới: My friend was talking to a girl. (Bạn tôi đang nói chuyện với một bạn gái nào đó.) | danh từ đếm được. (cinema, girl) |
The | Thứ duy nhất hoặc thứ cụ thể: The cinema opened last week. (Rạp chiếu phim mở cửa từ tuần trước.) | Nói đến thứ mà đã được nhắc đến từ trước: The girl was very angry. (Cô gái rất tức giận.) Nói đến thứ mà chúng ta đã biết rằng khi nhắc đến nó là nhắc đến cái gì từ trước: Where's the money I lent you? (Tiền tôi cho bạn mượn đâu rồi?) | Danh từ đếm được. (cinema, girl) và danh từ không đếm được (money) |
Không dùng mạo từ | danh từ đại diện cho tất cả hoặc số đông: Cinemas show films. (Rạp chiếu phim thì chiếu phim.) | những thứ trong các trường hợp nói chung chung: Money makes people happy. (Tiền làm cho con người vui vẻ.) I like music. (Tôi thích âm nhạc.) | Danh từ đếm được số nhiều (cinemas) và danh từ không đếm được (money, music) |
Khi nào dùng a và khi nào dùng an?
Về câu hỏi khi nào dùng a và an thì bạn chỉ cần lưu ý một chút là thế này:
Với nhiều giáo viên đang dạy các bạn thì mạo từ a và an sẽ được thêm vào các từ bắt đầu bằng nguyên âm ueoai (uể oải đó mà). Chuẩn không?
Sai bét cmnl rồi nhé. Đừng tin vào mặt chữ nha. Tiếng Anh là tiếng tượng thanh chứ không phải cách học tượng hình của chúng ta ngày xưa (thời mà học chữ Hán, chữ Nôm ấy).
Để mà sử dụng mạo từ cho đúng thì bạn cần lưu ý là dựa vào âm thanh, tức phát âm của từ. Và nhớ quy tắc sau đây nè.
Mạo từ an được sử dụng với danh từ mà khi phát âm, sẽ bắt đầu bằng các vowel (nguyên âm) về mặt âm thanh trong bảng IPA, tức gồm danh sách các âm sau đây (3 dòng đầu tiên ấy)

Nguồn BBC Pronunciation
Mạo từ a thì được sử dụng với các trường hợp còn lại (tức consonants – phụ âm – về mặt phiên âm)
Nói thế để các bạn hiểu rằng tại vì sao mà chúng ta có thể có
An umbrella /ʌmˈbrel.ə/ nhưng chúng ta lại có a university /ˌjuː.nɪˈvɜː.sə.ti/
Hoặc
An MBA course (vì bắt đầu bằng M – /em/ nhé)
Ok? Hiểu thì tốt rồi, đơn giản chỉ là thế này thôi:
Chúc bạn học tốt
Hãy đăng ký khóa học IELTS Online - Học trực tuyến như học trực tiếp cực kỳ hiệu quả
Các trường hợp sử dụng mạo từ the và không sử dụng mạo từ the
Cách phát âm mạo từ the
Mạo từ the có 2 cách phát âm là /ðiː/ và /ðə/, đọc theo cách thứ nhất khi the đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm và đọc theo cách thứ hai khi the đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
Chia sẻ với các bạn là ngày xưa mình cũng đ..o biết phát âm cho đúng đâu chỉ bởi vì bị dạy sai. Có 2 điểm mình lưu ý với các bạn thế này nhé:
- Thứ nhất, phát âm thì phải đúng luật tí, đừng bừa phứa “dơ” với “dì” nhé. Hãy tập phát âm cho thật đúng cái âm ð này đi nhé. Từ ‘the‘ này là một trong những từ có tần suất xuất hiện nhiều vãi chưởng luôn trong tiếng Anh đấy. Bạn không thể phát âm tiếng Anh đúng nếu vẫn còn phát âm từ cơ bản này sai được. Đó là chưa kể còn trọng âm và biến âm nữa cơ, tối thiểu hãy đọc thật tốt /ðiː/ và /ðə/ đi đã nhé.
- Thứ hai, với cách đọc mạo từ the phải tuân theo quy tắc về phát âm danh từ giống như a/an đó. Phát âm the là /ðiː/ khi danh từ bắt đầu với phát âm nguyên âm còn phát âm là /ðə/ khi danh từ bắt đầu với phát âm phụ âm. (Xem lại bảng phát âm ở trên)
Khi nào sử dụng the và không sử dụng the?
Khi nào sử dụng the trước danh từ?
Chúng ta sử dụng the khi nói tới các thông tin sau:
- Thứ duy nhất hoặc thứ cụ thể:
The cinema opened last week.
(Rạp chiếu phim mở cửa từ tuần trước.)
- Nói đến thứ mà đã được nhắc đến từ trước:
The girl was very angry. (Cô gái rất tức giận.)
- Nói đến thứ mà chúng ta đã biết rằng khi nhắc đến nó là nhắc đến cái gì từ trước:
Where’s the money I lent you? (Tiền tôi cho bạn mượn đâu rồi?)
- Tên các quốc gia có xuất hiện Republic hoặc States: the United States, the Czech Republic, the UK
- Đại dương, biển và sống: The Pacific Ocean, the Danube nhưng không dùng mạo từ trước các hồ: Lake Ontario
- Các vùng miền: the Far East, the north
- Một nhóm các đảo: the Philippines
- Sa mạc và nhiều núi: the Kalahari, the Himalayas nhưng không dùng mạo từ trước tên một ngọn núi: Mount Everest
Các thứ thuộc về môi trường: the coast, the sea, the seaside, the beach, the country, the mountains, the hills, the sky, the sun, the moon
Khi nào không sử dụng mạo từ trước danh từ?
- Châu lục, hầu hết các quốc gia, các bang, các thành phố, thị trấn, làng mạc: Europe, Italy, London, Florida nhưng chúng ta lại nói the
- toà nhà hoặc các địa điểm mà sử dụng tên: Manchester Airport, Cardiff Station, Edinburgh Castle
Chú ý: Chúng ta nói at school, at work, at home và in bed.
Một số trường hợp khác khi dùng the hay không dùng the
Nghề nghiệp
Chúng ta nói I’m a doctor. (không dùng I’m the doctor.)
Danh từ chỉ sự vui chơi giải trí
Chúng ta listen to the radio nhưng chúng ta watch television.
Chúng ta play the guitar (một loại nhạc cụ) nhưng chúng ta play tennis (một môn thể thao).
Chúng ta go to the cinema, the theatre, etc.
Phương tiện đi lại
Chúng ta travel by train, bus, etc. (không phải by the train)
Bữa ăn
Chúng ta have lunch, dinner, etc. (không phải the lunch)
Vậy là bạn đã nắm được các kiến thức lý thuyết về ngữ pháp danh từ, gồm các danh từ đếm được và danh từ không đếm được, danh từ số ít và danh từ số nhiều, cách sử dụng mạo từ a/an và the rồi.
Nhưng bài học hôm nay chưa kết thúc đâu đấy, còn một phần nữa là bài tập. Hãy làm bài tập về ngữ pháp danh từ để ôn tập lại các kiến thức vừa học để nó không như nước đổ đầu vịt nhé.
Và đừng quên vào ngay loạt bài học Ngữ Pháp Cơ Bản – Nâng Cao để nhận các bài học hàng ngày để ôn tập lại thật nhanh và khoa học các ngữ pháp tiếng Anh nhé.
BÀI TẬP NGỮ PHÁP DANH TỪ CÓ ĐÁP ÁN
Tôi cũng sẽ gửi qua email cho bạn tài liệu học thêm và phương pháp để học ngữ pháp hiệu quả hơn nhé.
Chúc bạn học tốt
Hãy đăng ký khóa học IELTS Online - Học trực tuyến như học trực tiếp cực kỳ hiệu quả
My brother suggested I might like this web site.
He was totally right. This post actually made my day.
You cann’t imagine simply how much time I had spent for this
information! Thanks!