Ultimate guide on IELTS reading – Học Reading miễn phí và chi tiết

Ultimate Guide on IELTS Reading là chương trình học Reading IELTS Miễn phí và Chi tiết, cung cấp các kiến thức cần thiết để đạt band 7+

huong-dan-ielts-reading-chi-tiet-ultimate-guide-on-ielts-reading

“IELTS Reading không khó đâu. Với chương trình học Reading miễn phí và chi tiết Ultimate Guide on IELTS Reading này, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó.”

— Duc Thang Bui

CẤU TRÚC BÀI THI IELTS READING

Bài thi IELTS có 2 dạng là Học thuật (academic) và Tổng quát (general), tương ứng là bài Reading có 2 dạng khác biệt.

Bài Academic Reading thì có 3 đoạn bài đọc (gọi là 3 passages nhé) thường được lấy từ các bài báo, tạp chí về khoa học, có độ dài mỗi passage khoảng 1000 chữ. Như vậy, tổng số chữ các bạn cần đọc trong toàn bài thi là 3000 chữ.

Bài General Reading thì thường có các bài đọc ngắn hơn, số lượng đoạn cũng nhiều hơn và thường được lấy từ trong các tờ quảng cáo, một số văn bản chính thức của nhà nước, thông báo, các hướng dẫn sử dụng và thường có 2 hoặc 3 đoạn dài dài lấy từ sách, tạp chí hay báo (nhưng không mang tính học thuật).

Các câu hỏi được chia theo nhóm các dạng bài tương tự nhau. Các câu hỏi có thể xuất hiện trước hoặc sau bài đọc, tùy thuộc vào dạng bài.

Trước khi đọc tiếp bài học ở bên dưới, bạn có thể đăng ký để nhận email hàng tuần của tôi. Tôi sẽ gửi bạn những nội dung, tips, hướng dẫn, kinh nghiệm giúp bạn học tiếng Anh và IELTS hiệu quả nhất nhé. Có rất nhiều tài liệu và bài học độc quyền tôi chỉ gửi qua email này thôi đấy. (Nếu bạn đã đăng ký, vui lòng bỏ qua nhé. Rất xin lỗi đã làm phiền bạn).

CÁC DẠNG BÀI TRONG BÀI THI IELTS READING

Bài thi IELTS Reading có khá nhiều dạng bài chứ không như IELTS Listening. Hướng dẫn chi tiết và bài tập luyện tập về mỗi dạng bài trong IELTS Reading sẽ được cung cấp ở dưới nhé.

Mỗi một dạng bài thì thường sẽ có những yêu cầu khác nhau và cách nhận diện khác nhau.

Các bạn có thể xem bảng dưới đây để hiểu về điểm khác biệt này nhé.

Cac-dang-bai-IELTS-Reading

CHIẾN THUẬT CHUNG CHO BÀI THI IELTS READING

Các bài thi IELTS Reading tuy là có nhiều dạng bài nhưng thực tế có một số chiến thuật và kỹ năng cần thiết để làm bài khá tương tự nhau. Bạn chỉ cần nắm được các kỹ năng và chiến thuật này là có thể làm được khá nhiều dạng bài rồi.

ĐỌC, ĐỌC NỮA, ĐỌC MÃI

Hãy nhớ rằng bạn cần phải đọc thật nhiều thì mới có thể đẩy điểm số Reading của bạn lên được đấy.

Một trong những vấn đề của những bạn mới học IELTS Reading đó là các bạn thường cảm thấy khó khăn trong việc nhìn thấy rất nhiều chữ tiếng Anh. Cũng đúng thôi, vì các bạn đã đọc tiếng Anh nhiều như vậy bao giờ đâu.

Bình thường các bạn chỉ đọc một vài câu tiếng Anh thôi, trong khi ở bài IELTS Reading các bạn phải đọc tới 1000 chữ lận. Chưa kể bài IELTS Reading toàn từ mới, và nhiều từ vựng và thông tin về khoa học, mà mấy khi bạn đọc về khoa học. Vậy thì bạn cần phải làm quen với việc đọc dần dần, tăng dần số chữ và tăng dần độ khó.

Cách giải quyết thực ra khá đơn giản, các bạn chỉ cần đọc thôi.

Vậy đọc cái gì? Câu trả lời là đọc đúng nguồn đọc phù hợp trình độ của bạn.

Hãy cố gắng mỗi ngày đọc một ít, sau 2,3 tuần là bạn có thể thấy mình đã tiến bộ hơn rất nhiều rồi. Tiếp tục nâng trình độ đọc và đọc nguồn tài liệu có trình độ cao hơn để tiếp cận dần với bài đọc IELTS Reading nhé.

QUẢN LÝ THỜI GIAN TRONG IELTS READING

Tôi dạy IELTS gần chục năm nay rồi, suốt từ năm 2010. Và tôi để ý một điểm khá thú vị đó là các bạn tập trung quá nhiều vào việc học từng câu, từng dạng, nhưng lại không bao giờ nắm vững cách quản lý thời gian.

“Thời gian là kẻ thù lớn nhất của thí sinh”

Bài thi IELTS Reading là bài thi mà các bạn học sinh đều nói với tôi sau khi thi về

“Đây là 60 phút nhanh nhất cuộc đời em thầy ạ”

Thì đúng thôi, bạn không bao giờ chú ý thời gian thì nó trôi rất nhanh. Vậy để quản lí thời gian trong IELTS Reading thì nên làm thế nào? (Tôi giả định bạn thi Academic, còn bài thi General cũng tương tự)

  • Không giống bài thi IELTS Listening (vốn bạn sẽ làm theo bài nghe nên tự bài nghe nó quản lý thời gian giúp bạn rồi), bài IELTS Reading là bạn phải tự quản lý thời gian cho chính bạn.
  • Nếu bài thi của bạn là Academic, tức có 3 passages (tương tự general thì phải đếm số đoạn nhé), tức là bạn có 20 phút để làm mỗi passage. Thường thì tôi hay dành cho passage đầu 15 phút và passage cuối 25 phút vì độ khó nó tăng dần.
  • Với 2 passage đầu tiên, làm được câu nào thì transfer – chuyển – đáp án câu đó qua answer sheet (tờ giấy điền câu trả lời) (riêng thi trên máy thì bạn không cần transfer nên khỏe hơn)
  • Luôn đảm bảo làm đúng tiến độ thời gian (lúc thi bạn có đồng hồ để theo dõi trên màn hình). Kể cả chưa xong thì vẫn phải chuyển qua passage mới.
  • Với passage cuối cùng, khi giám khảo nhắc còn 5 phút thì lập tức transfer đáp án qua answer sheet ngay lập tức.
  • Khi học ở nhà, dạng bài nào bạn thường được điểm cao thì phải giảm bớt thời gian để làm dạng đó vào lần tới để mà dành cho dạng khó hơn nhiều thời gian hơn.
  • Khi học ở nhà, luyện đề thì chỉ bấm giờ luyện làm bài trong 55 phút thôi. Đừng có tham 60 phút.
  • Luôn dành 2,3 phút để kiểm tra lỗi sai về chính tả.

Đây là một số lưu ý về quản lý thời gian mà các bạn cần biết và nắm được.

ĐỌC HIỂU HAY CHỈ CẦN SCAN SKIM?

Thực ra nhiều người hay khuyên bạn là đừng có đọc, chỉ cần scan thôi.

Trước hết cần hiểu về các kỹ năng liên quan tới việc đọc trong bài thi IELTS Reading nhé

SCAN TRONG KHI ĐỌC LÀ GÌ?

Scan là việc bạn chỉ lướt mắt tìm thấy những thông tin đặc biệt (về mặt hình học) trong một đoạn chữ. Lấy ví dụ, trong cả một đoạn bài đọc, nếu bạn chỉ đảo mắt qua, bạn sẽ chỉ chú ý tới các con số, chữ in hoa, ký hiệu đặc biệt, tên, ngày tháng … Tóm lại là những gì đặc biệt. Đấy chính là scan.

Giả sử bạn nhìn vào đoạn passage ngắn ở đây, bạn sẽ chú ý tới gì? Rõ ràng là con số hay các hình ảnh đặc biệt phải không?

Scan chính là sao chụp hình ảnh, scan không giúp ta hiểu quá nhiều thông tin về bài đọc đâu nhé.

Mục đích của Scan trong IELTS Reading đó là xác định được vị trí của thông tin mình cần tìm nó nằm ở đâu.

Ví dụ, câu hỏi đưa ra là:

Và bài đọc của bạn ở đây:

Bạn có thể tìm được thông tin mà tôi in màu trong câu hỏi trong bài đọc chứ? Đó chính là cách nhanh nhất để bạn xác định xem là thông tin mình cần nó nằm ở KHOẢNG nào của bài đọc để mình sẽ tập trung vào đó.

SKIM TRONG KHI ĐỌC LÀ GÌ?

Skim là việc bạn đọc lướt để tìm các thông tin đặc biệt (về mặt thông tin) trong một đoạn chữ. Ở quá trình skim, bạn sẽ chú ý tới thông tin chứ không chú ý tới mặt hình học như scan. Việc skim không giúp bạn hiểu hết toàn bộ nội dung thông tin mà chỉ giúp bạn hiểu một cách khái quát bởi nó chỉ giúp bạn tập trung vào các “cụm từ” quan trọng mà thôi.

Thông thường skim phải có mục đích. Tức là skim là khi bạn biết thông tin bạn cần tìm là gì, thì bạn sẽ đọc lướt thật nhanh để xác định các cụm từ, các thông tin có liên quan tới thông tin kia.

Thông thường skim là bước tiếp theo của scan. Sau khi bạn đã giới hạn được KHOẢNG chứa thông tin mình cần thì bạn dùng skim để xác nhận điều đó. Cụ thể, bạn sẽ đọc lướt đoạn text đó và xem nó chứa các cụm từ hoặc từ vựng (nói đúng ra là thông tin) mà liên quan tới thông tin mình đang cần không.

Ví dụ, câu hỏi ở trên:

Và bài đọc của bạn thì ở đây

Bạn có thấy có các từ vựng mà tôi đánh dấu không? Nó chính là những từ vựng mà khi skim bạn sẽ thấy nó liên quan tới các thông tin mà tôi đánh dấu màu tương ứng ở trên câu hỏi đó.

Đây chính là Skim, và scan – skim là 2 kĩ năng mà bạn cần phải nắm cực kỳ vững trong quá trình học IELTS Reading, tất nhiên để sử dụng tiếng Anh sau này khi đọc các văn bản quan trọng hay đọc sách nghiên cứu chẳng hạn.

ĐỌC KỸ ĐỂ HIỂU RÕ THÔNG TIN

Việc đọc kỹ để hiểu thông tin cụ thể là bạn đọc thật kỹ thông tin, đọc từng cụm từ, từng từ và hiểu toàn bộ ý nghĩa của đoạn chữ. Khác với skim là bạn chỉ hiểu khái quát, đôi khi chẳng hiểu gì về đoạn chữ cả.

Việc đọc kỹ để hiểu thông tin rõ ràng là cần thiết vì bạn mà không hiểu thông tin thì bạn chẳng thể làm được bài. Nói đơn giản là vậy.

Đọc kỹ để hiểu rõ thông tin thường là bước cuối cùng sau khi bạn scan và skim. Ví dụ bạn thu hẹp câu trả lời vào chỉ còn trong 2,3 câu trên đoạn chữ thì bây giờ bạn bắt đầu đọc hiểu để nắm thật rõ nội dung, so sánh với câu hỏi và đưa ra đáp án.

Bước đọc hiểu này cần vốn từ vựng khá nhiều đấy.

ĐỌC NHANH ĐỂ NẮM THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Khá với đọc kỹ để hiểu rõ thông tin là bạn đọc chậm. Đọc nhanh là bạn lướt nhanh trên bài đọc để bạn có thể hiểu khái quát nội dung bài đọc.

Việc đọc nhanh này khác so với scan và skim.

Scan là chụp lại hình học đặc biệt. Skim là phát hiện cụm từ, từ vựng thông tin liên quan. Việc đọc nhanh này lại là đọc để hiểu, nhưng chỉ hiểu khái quát.

Lấy ví dụ, bạn sẽ đọc lướt nhanh bài đọc và hiểu khái quát là bài đọc đó nói về cái gì, bố cục từng đoạn làm nhiệm vụ gì, nói về cái gì… Thế là thành công rồi.

Thường bạn sẽ nắm được từ 20 – 40% nội dung khi đọc nhanh là rất tốt rồi đấy.

Đây cũng là kỹ năng quan trọng bạn nên tập để giúp cho cả việc sử dụng tiếng Anh về sau này nữa.

TÔI NÊN ÁP DỤNG VIỆC SCAN SKIM TRƯỚC HAY ĐỌC TRƯỚC?

Rõ ràng là không thể đọc kỹ để hiểu rõ trước, bởi vì chúng ta không có thời gian đủ để làm việc đó. Và việc học IELTS Reading không phải để bạn có thể đọc hiểu kiểu đó.

Mục đích của IELTS Reading là giúp bạn có thể thực hiện việc tìm kiếm thông tin và hiểu thông tin trong môi trường học thuật hoặc môi trường tổng quát hàng ngày khi làm việc với các văn bản hay tài liệu.

Vì thế nên có 2 trường phái đó là

Trường phái 1

Bạn đọc câu hỏi trước rồi sau đó áp dụng scan skim rồi đọc kỹ để làm bài. Cách này khá tốt và phù hợp với các bạn mới bắt đầu. Và cách này dễ áp dụng, nhiều bạn học sinh của tôi band 8 band 9 Reading vẫn dùng cách này thôi.

“Họ chấp nhận rằng họ chẳng cần phải hiểu hết bài đọc nói cái gì”

Trường phái 2

Bạn đọc nhanh bài đọc để nắm được các yếu tố cần thiết của bài đọc. Sau đó đọc câu hỏi rồi scan skim – đọc kỹ để làm bài.

“Tôi không hiểu thì tôi không làm bài được”

Cách này là cách tôi thực hiện vì tôi có một cái khó chịu là nếu không hiểu sơ qua thì không làm được bài. Nhưng cách này tốn thời gian lắm, tốn cả thời gian để luyện tập lẫn tốn thời gian khi làm bài. Vì thế nên không khuyến khích bạn thực hiện theo cách này.

Tóm lại,

“Bạn thích cách nào thì làm theo cách đó. Thế thôi. Miễn là phù hợp và giúp bạn tăng điểm cũng như thấy nó hữu ích”

MẸO ĐỂ NẮM ĐƯỢC Ý CHÍNH CỦA BÀI NHANH HƠN

Mẹo này tất nhiên không phải lúc nào cũng đúng nhưng nó có thể áp dụng ở rất nhiều bài đọc IELTS (và cả các bài đọc khác trong tiếng Anh).

Thông thường, đoạn đầu tiên của bài đọc thường chứa thông tin chính của cả bài và chứa ý kiến của tác giả (nếu có). Và ở đoạn cuối, bạn cũng có thể tìm thấy cái thông tin này.

Các đoạn khác trong bài cũng có cùng cấu trúc như vậy, tức là sẽ có một ý chính nằm đâu đó trong đoạn. Bạn nên tìm được ý chính này, nó có thể nằm trong một câu hoặc 2 câu, đôi khi nó là cả đoạn chính là ý chính luôn.

Sau khi đọc và nắm được ý chính, bạn nên viết lại ý chính này ra, hoặc gạch chân, highlight các từ vựng mà bạn cho rằng chứa ý chính của cả đoạn.

XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA KEYWORDS TRONG BÀI IELTS READING

Như bạn đã đọc ở phần scan hay skim, chúng ta cần xác định rõ được thông tin để đi tìm kiếm trong bài đọc. Và thông tin này được chứa trong keywords.

Các keywords là những từ chính, từ quan trọng trong câu, chứa thông tin quan trọng nhất. Lấy ví dụ bạn có thể xem câu hỏi dưới đây nhé,

Consumers often complain that they experience a feeling of 1 ………… when trying to put together do-it-yourself products which have not been tested by companies on a 2 ………… .

Bạn thử xác định các keywords xem nhé. Đâu là từ chứa thông tin quan trọng nhất?

Ở đây tôi gạch dưới các từ mà tôi nghĩ nó là từ khóa – keywords

Consumers often complain that they experience feeling of 1 ………… when trying to put together do-it-yourself products which have not been tested by companies on a 2 ………… .

MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ KIẾN THỨC KHÁC CHO BÀI THI IELTS READING

Tôi có chuẩn bị thêm một số tài liệu và chia sẻ thêm để bạn có thể sử dụng để rèn luyện IELTS reading. Bạn nhớ đọc hết và chuẩn bị thật kỹ cho IELTS Reading nhé.

Post list

CHIẾN THUẬT LÀM BÀI CHUNG CHO CÁC DẠNG BÀI IELTS READING

Lưu ý là ở đây tôi đưa ra một số chiến thuật đơn giản và tổng quát để làm một số dạng bài, còn cách làm chi tiết bạn có thể xem ở phía dưới nha, tôi có bài hướng dẫn riêng từng dạng kèm theo bài tập để luyện tập.

CHIẾN THUẬT DẠNG BÀI MATCHING

Nhìn chung chúng ta có một vài dạng bài yêu cầu Matching (không biết dịch luôn), các dạng này thì cũng có những đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung thì có một số lưu ý và chiến thuật làm bài. Ở đây mình lấy dạng Matching Heading để làm minh họa các lưu ý như sau:

Đọc thật kỹ hướng dẫn. Thông thường thì phần hướng dẫn sẽ có câu mỗi heading chỉ được dùng 1 lần. Như vậy thì khi làm xong câu nào thì bạn gạch câu đó đi để tránh việc đọc lại tốn thời gian.

Rèn kỹ năng đọc nhanh thật tốt để chuẩn bị làm dạng bài này. Khi đọc bạn phải tìm được ý chính của đoạn, vì vậy nên kể cả khi làm bài tập mà không có dạng bài này, bạn cũng vẫn nên cố gắng dành thời gian để đọc để rút ra ý chính.

Nếu một đoạn nào đó mà bạn đọc rất kỹ mà vẫn không rút ra được ý chính thì kệ nó, cứ bỏ qua đi. Hãy chuyển qua đọc đoạn khác và tiếp tục gạch đi các heading khác. Sau đó sử dụng phương pháp loại trừ thì mình có thể suy ra được heading cho đoạn khó đó.

Dạng bài này thường xuất hiện trước bài đọc, còn các dạng bài khác thường ở sau bài đọc. Nhưng, bạn nên làm dạng bài này sau khi làm xong các dạng bài khác nhé.

CHIẾN THUẬT CHO DẠNG BÀI ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG

Dạng bài này nhìn chung yêu cầu bạn điền từ vào chỗ trống, bạn có thể điền vào bảng, vào hình vẽ, vào một đoạn tóm tắt …

Nhìn chung, chiến thuật làm bài của dạng này như sau:

Đầu tiên là bạn cần đọc hiểu câu hỏi, bạn cần nhìn xung quanh tất cả các câu hỏi xem có thông tin nào đặc biệt về mặt “hình học” không để mà scan. Sau đó xác định thật nhanh thông tin mà mình cần tìm nó nằm ở đâu.

Thông tin để trả lời dạng bài này thường chỉ tập trung ở trong một khu vực nhất định, ví dụ 1 hoặc 2 hoặc 3 đoạn thôi. Và thông thường thì thông tin xuất hiện theo thứ tự nên bạn chỉ cần xác định được một thông tin thôi là có thể suy ra là các thông tin còn lại nó nằm ở quanh đó.

Tiếp theo là dựa theo ngữ pháp thì cố gắng đoán xem thông tin mình cần là danh từ, động từ, tính từ hay số hay thông tin đặc biệt …

CHIẾN THUẬT LÀM BÀI CHO DẠNG BÀI TRUE/FALSE/NOT GIVEN – HOẶC YES/NO/NOT GIVEN

Điều đầu tiên để làm dạng bài này bạn cần hiểu khi nào là True, khi nào là False, khi nào là Not Given.

Nếu câu hỏi mà xuất hiện đầy đủ giống như thông tin trong bài thì sẽ là True.

Nếu câu hỏi mà không đúng (trái ngược) với thông tin trong bài sẽ là False.

Nếu câu hỏi mà không thể xác định được trong bài thì sẽ là Not Given.

Chiến thuật làm bài chung cho dạng bài này sẽ khá tương tự như bài điền vào chỗ trống:

  • Xác định keywords
  • Sử dụng scan, skim để làm bài.
  • Không nghĩ quá nhiều mà chỉ thực hiện việc đối chiếu thông tin.

CHIẾN THUẬT LÀM BÀI CHI TIẾT CHO CÁC DẠNG BÀI IELTS READING

Dưới đây mình cung cấp tới các bạn các hướng dẫn chi tiết cách làm bài cho từng dạng bài.

Bạn bấm vào các nút “IELTS Reading là cái đinh” ở mỗi phần bài học để để có thể bắt đầu học nha. Trong mỗi bài ngoài lý thuyết thì còn có bài tập để bạn luyện tập. Bạn nhớ làm bài nha.

MULTIPLE CHOICE

MATCHING HEADING

TRUE FALSE NOT GIVEN – YES NO NOT GIVEN

CLASSIFICATION

SHORT ANSWER QUESTION

COMPLETION

Các bài học khác liên quan tới IELTS Reading

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top