Kiến thức cơ bản quan trọng về danh từ và hơn thế nữa

Danh từ là một phần kiến thức vô cùng quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, nhưng lại thương bị xem nhẹ. Hãy nắm thật chắc các kiến thức quan trọng sau đây về danh từ nhé.

Đây là một chủ điểm ngữ pháp mà mình thấy các bạn học viên IELTS rất hay sai. Đặc biệt là khi học IELTS Writing, các bạn học khóa IELTS Writing hầu như đều mắc lỗi này một vài lần trước khi được sửa bài chi tiết để nhận ra lỗi sai thì mới có thể tránh được. À, nếu bạn đang yếu về ngữ pháp, bạn có thể học ngay khóa học MIỄN PHÍ về ngữ pháp rất chi tiết tại trang Ngữ pháp tiếng Anh miễn phí này nhé.

noun-danh-tu

NGỮ PHÁP VỀ DANH TỪ VÀ HƠN THẾ NỮA

Danh từ, động từ, tính từtrạng từ chắc hẳn khi học tiếng Anh thì ai cũng phải biết tới các từ này rồi nhỉ. Nhưng liệu bạn có nắm được các kiến thức cần thiết nhất về chúng không?

Bài học này sẽ giải thích tới các bạn từ khái niệm, tầm quan trọng của danh từ tới các kiến thức cơ bản nhất về danh từ để giải hết mọi thắc mắc của bạn về ngữ pháp – danh từ – noun nhé.

Sau đó bạn sẽ cần làm bài tập với đáp án chi tiết ở dưới để biết lượng kiến thức mình thu được.

DANH TỪ LÀ GÌ?

Danh từ trong tiếng Anh là một phần của câu (parts of speech) và là một hay nhiều từ có vai trò đại diện về tên cho một hoặc nhiều thứ cụ thể, ví dụ sinh vật sống, vật thể, địa điểm, hành động, chất lượng, tình trạng hoặc ý tưởng. (theo wikipedia)

Như vậy, giải thích cụ thể hơn một chút cho bạn dễ hiểu về khái niệm trên:

  • Danh từ trước hết là một hoặc nhiều từ
  • Nó mang thông tin là một vật hay một điều gì đó, người ta sử dụng từ đó để đại diện cho vật hay điều đó.
  • Danh từ là một phần của câu (parts of speech)

Trong một số ngôn ngữ, danh từ noun còn được sử dụng theo giới tính (gender). Ví dụ tiếng Pháp hay tiếng Đức chẳng hạn, bạn còn phải nhớ một cái túi – a bag (trong tiếng Anh) là giống đực hay giống cái – un sac.

F..k!!!!!!!!!!!!!!!

May nhé, tiếng Anh còn đơn giản chán đấy.

Trước khi đọc tiếp bài học ở bên dưới, bạn có thể đăng ký để nhận email hàng tuần của tôi. Tôi sẽ gửi bạn những nội dung, tips, hướng dẫn, kinh nghiệm giúp bạn học tiếng Anh và IELTS hiệu quả nhất nhé. Có rất nhiều tài liệu và bài học độc quyền tôi chỉ gửi qua email này thôi đấy. (Nếu bạn đã đăng ký, vui lòng bỏ qua nhé. Rất xin lỗi đã làm phiền bạn)

VỊ TRÍ TRONG CÂU

Vị trí của danh từ trong câu là rất đa dạng. Danh từ có thể đứng ở vị trí của chủ ngữ (subject), danh từ noun có thể xuất hiện ở tân ngữ (objects) và có thể đứng ở vị trí trong trạng ngữ.

Có thể thấy danh từ xuất hiện ở mọi vị trí trong câu (trừ động từ là bất khả xâm phạm mà thôi). Vì vậy, việc sử dụng sai danh từ cũng là một trong những lỗi rất thường gặp ở các bạn học sinh của tôi tại các lớp IELTS khiến điểm số mãi không tăng.

Để tránh các lỗi ngữ pháp về danh từ, bạn hãy học hết bài học hôm nay và làm ngay bài tập ở dưới để mà củng cố kiến thức vào thực tế luôn nhé.

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới ngữ pháp về cụm danh từ

DANH TỪ SỐ ÍT VÀ DANH TỪ SỐ NHIỀU

Danh từ số ít (singular noun) và danh từ (plural noun) số nhiều là những nội dung rất hay khiến cho các học sinh bị điểm thấp trong các bài thi.

Khi những danh từ là đếm được thì luôn phải lưu ý là đưa chúng về dạng số nhiều hay số ít. Nói cách khác, bạn đang ngồi đếm danh từ đó. Ví dụ như số ít thì là 1, số nhiều thì là từ 2 trở lên. Thế thôi.

LƯU Ý!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Mình rất mong bạn dành vài giây để đọc thông tin này nhé.

Lớp học tiếng Anh mất gốc Online English Boost sắp khai giảng giúp bạn lấy lại tự tin trước khi học IELTS, hãy nhanh tay đăng ký nhé.

Nếu bạn đang học IELTS Writing nhưng mãi chưa viết được bài hoàn chỉnh hoặc mãi chưa tăng điểm. Đó là do bạn không có người hướng dẫn chi tiết và không được chữa bài, hãy đăng ký khóa học IELTS Online Writing 1-1 với đặc trưng là tất cả bài viết đều được chữa chi tiết nhiều lần bởi giáo viên và cựu giám khảo, đã giúp tăng 0.5 chấm trong 2 tuần.

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi bắt đầu việc học IELTS 4 kỹ năng đừng tự mò mẫm nữa. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể đăng ký ngay khóa học IELTS Online Completion 4 kỹ năng để học từ cơ bản tới nâng cao, với chi phí thấp, có tương tác trực tiếp rất nhiều với giáo viên, đã giúp rất nhiều bạn đạt 6.5 – 8.0 chỉ với chi phí cực ít.

Nếu bạn đang luyện thi IELTS Speaking và Writing mà gặp khó khăn với từ vựng do quá nhiều chủ đề và quá nhiều từ vựng cần học. Nếu bạn không biết nên ôn Reading và Listening thế nào. Bạn nên sử dụng bộ đề IELTS Dự Đoán Mỳ Ăn Liền có kèm đáp án chi tiết đầy đủ cũng như các giới hạn đề thi. Đề cập nhật thường xuyên giúp bạn ôn thi tốt hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem thông tin.

Có một số thứ và đồ vật chúng ta dùng hằng ngày luôn luôn được chia ở số nhiều. Đó là những thứ mà đi với nhau thành cặp, không thể tách rời như: trousers, pyjamas, shorts, jeans, tights, pants, sunglasses, scissors. Chúng luôn luôn ở dạng số nhiều:

My trousers are new. (Không phải My trouser is new.)

These shorts are dirty. (Không phải This short is dirty.)

Một số những thứ khác thì có thể ở số nhiều, là những thứ có thể tạo thành từ một cặp nhưng có thể tách rời nhau như: shoe/shoes, sock/socks, earing/earings.

Chú ý: Từ clothes không bao giờ chia ở số ít.

I bought some new clothes. (Không phải I bought a new clothe.)

CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ SỐ NHIỀU VỚI S/ES

Để thành lập danh từ số nhiều, bạn nhớ là phải thêm s/es vào cuối danh từ. Điều này rất quan trọng đấy. Thông thường, các danh từ sẽ chỉ cần thêm -s vào sau danh từ số ít là ta có danh từ số nhiều.

Ví dụboy – boys, house – houses, dog – dogs, pen – pens

Trừ những trường hợp sau đây là các trường hợp đặc biệt khi thêm -es vào sau danh từ

TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC BẰNG -Y

Nếu trước –y là một phụ âm, bạn cần chuyển -y và thêm –ies vào danh từ:

Ví dụ: baby – babies, country – countries

Nếu trước –y là một nguyên âm, bạn chỉ cần thêm –s vào sau danh từ là được rồi:
Ví dụ: boy – boys, day – days

TRƯỜNG HỢP KẾT THÚC BẰNG -O

Một số danh từ số ít có kết thúc bằng một phụ âm + o thì danh từ số nhiều sẽ được tạo thành bằng cách thêm –es.

Ví dụ: tomato – tomatoes, potato – potatoes, hero – heroes (trừ piano thành pianos)

Các danh từ số ít có tận cùng là một nguyên âm + o hoặc các danh từ được viết tắt thì chỉ cần thêm –s thì bạn sẽ tạo thành danh từ số nhiều.

Ví dụ: zoo – zoos, radio – radios, photo – photos

CÁC TRƯỜNG HỢP THÊM -ES VÀ -S ĐẶC BIỆT KHÁC
  • Những danh từ kết thúc với -fe hay -f thì chuyển thành -ves như các ví dụ sau:

knife – knives:con dao

ife – lives: cuộc đời

ife – wives: vợ

hief – thieves: tên trộm

alf – halves: một nửa

olf – wolves: con sói

oaf – loaves: ổ bánh mỳ

calf – calves: con bê

  • Những danh từ kết thúc bằng -us, ta chuyển thành -i rồi thêm -es hoặc thêm luôn -es như các ví dụ sau:

cactus – cacti: cây xương rồng

nucleus – nuclei: hạt nhân

focus – foci: tiêu điểm

genius – genii: thiên tài

fungus – fungi: nấm

prospectus – prospectuses: giấy giao hàng

terminus – termini: điểm cuối cùng

thesaurus – thesauri/thesauruses: bách khoa toàn thư

  • Danh từ kết thúc bằng -is, bạn chỉ cần đổi -is đó thành -es là có danh từ số nhiều

analysis – analyses: sự phân tích

crisis – crises: sự khủng hoảng

thesis – theses: luận văn

axis – axes: cái trục

diagnosis – diagnoses: lời chuẩn đoán

hypothesis – hypotheses: giả thuyết

oasis – oases: ốc đảo

thesis – theses: luận văn

  • Những danh từ kết thúc bằng -on, để tạo thành danh từ số nhiều, hãy chuyển -on thành a như các ví dụ sau:

phenomenon – phenomena: vật kỳ lạ, hiện tượng

criterion – criteria: tiêu chuẩn

automaton – automata: thiết bị tự động

  • Một số danh từ số nhiều bất quy tắc, các bạn xem tại bảng tổng hợp sau đây nhé:
 Dạng số ítDạng số nhiềuNghĩa
Aaddendumaddendaphụ lục
algaalgae(thực vật học) tảo
alumnaalumnaecựu nữ học sinh
alumnusalumnicựu học sinh / cựu sinh viên
analysisanalysessự phân tích
antennaantennas hoặc antennaeradio ăng-ten
apparatusapparatusesdụng cụ, bộ máy
appendixappendices hoặc appendixesphụ lục
axisaxestrục
Bbacillusbacilli(sinh vật) trực khuẩn
bacteriumbacteriavi khuẩn
basisbasesnền tảng, cơ sở
beaubeauxngười đàn ông ăn diện
bisonbisonbò rừng bizon
buffalobuffalos hoặc buffaloescon trâu
bureaubureausbàn giấy; hãng, cơ quan; (chủ yếu ở Mỹ) cục, vụ
busbusesxe buýt
Ccactuscactuses hoặc cacticây xương rồng
calfcalvescon bê; cá voi con (nói chung là con của một số loài động vật)
childchildrenđứa bé
corpscorpsđoàn, quân đoàn
corpuscorpora hoặc corpusesbộ sưu tập; tập
crisiscrisessự khủng hoảng, cơn khủng hoảng
criterioncriteriatiêu chuẩn
curriculumcurriculachương trình giảng dạy
Ddatumdatadữ liệu
deerdeerhươu, nai
diedicesúc sắc
dwarfdwarfs hoặc dwarvesngười lùn
diagnosisdiagnosessự chuẩn đoán
Eechoechoestiếng dôi, tiếng vang; người bắt chước
elfelvescon yêu tinh
ellipsisellipseshiện tưởng tỉnh lược
embargoembargoeslệnh cấm vận
emphasisemphasessự nhấn mạnh
erratumerratalỗi in, lỗi viết
Ffiremanfiremenngười lính cứu hoả
fishfishescon cá
focusfocusessự tập trung
footfeetbàn chân
formulaformulascông thức
fungusfungi hoặc fungusesnấm
Ggenusgenera(sinh vật) chi
goosegeesecon ngỗng
Hhalfhalvesmột nửa
heroheroesanh hùng
hippopotamushippopotami hoặc hippopotamusescon hà mã
hoofhoovesmóng guốc (của ngựa, hươu, …)
hypothesishypothesesgiả thuyết
Iindexindices/ indexesbảng tra; chỉ số; dấu hiệul (toán) số mũ
Kknifeknivescon dao
Lleafleaveschiếc lá
lifelivessự sống, đời sống, cuộc sống
loafloavesổ bánh mì
louselicecon rận, chấy
Mmanmenđàn ông
matrixmatriceskhuôn đúc
meansmeansphương cách, cách
mediummediaphương tiện truyền đạt; môi trường
memorandummemorandasổ ghi, sổ tay; thư báo
millenniummillenniums hoặc  millennianghìn năm, mười thế kỷ, thiên niên kỷ
moosemoosecon nai sừng tấm
mosquitomosquitoescon muỗi
mousemicecon chuột
Nnebulanebulae hoặc nebulastinh vân
neurosisneuroseschứng loạn thần kinh
nucleusnucleitrung tâm, hạt nhân (nghĩa bóng)
Ooasisoasesốc đảo
octopusoctopi hoặc octopusescon bạch tuộc
ovumova(sinh vật) trứng
oxoxenbò đực
Pparalysisparalyses(y học) chứng tê liệt
parenthesisparenthesesdấu ngoặc đơn
personpeoplengười
phenomenonphenomenahiện tượng
potatopotatoeskhoai tây
Rradiusradii hoặc radiusesbán kính
Sscarfscarfs hoặc scarveskhăn quàng cổ
selfselvesbản thân; bản ngã, bản chất
seriesseriesdãy, chuỗi, loạt
sheepsheepcon cừu
shelfshelvescái giá, cái xích đông
scissorsscissorscái kéo
speciesspeciesloài, loại
stimulusstimulitách nhân kích thích, nhân tố kích thích
stratumstratađịa tầng; tầng lớp (xã hội)
syllabussyllabi hoặc syllabusesdanh mục khoá trình (của một khoá)
symposiumsymposia hoặc symposiumshội nghị chuyên đề
synthesissynthesessự tổng hợp
synopsissynopsesbảng tóm lược
Ttableautableauxhoạt cảnh
thatthosekia
thesisthesesluận văn; luận đề luận cương
thiefthievestên trộm
thisthesenày
tomatotomatoesquả cà chua
toothteethrăng
torpedotorpedoesngư lôi
Vvertebravertebraeđốt xương sống
vetovetoesquyền phủ quyết, sự nghiêm cấm
vitavitaesơ yếu (lí lịch)
Wwatchwatchescái đồng hồ
wifewivesngười vợ
wolfwolvescon chó sói
womanwomenngười phụ nữ
Zzerozeros hoặc zeroessố không

DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC VÀ DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC

Danh từ đếm được là những danh từ mà ta có thể đếm được theo số lượng từ số ít tới số nhiều.

Ví dụ như đếm:

một cái bút, 2 cái bút, 3 cái bút

một tờ tiền, hai tờ tiền, 3 tờ tiền

1 đồng đô la, 2 đồng đô la, 3 đồng đô la

một cốc nước 1 lít, 2 cốc nước 1 lít, 3 cốc nước 1 lít.

Danh từ không đếm được là những danh từ mà ta không thể dùng số đếm để đếm nó mà phải sử dụng một vật khác thay thế để đếm (thường là vật đại diện, vật chứa hay đơn vị)

Ví dụ: money, water …

Để giải thích rõ nghĩa hơn, bạn so sánh thế này:

  • Ta không thể đếm money (nghĩa là tiền) theo kiểu: 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền được. Đó là điều bất khả thi. Ta sẽ cần một vật đại diện đó là tờ tiền: một tờ tiền, hai tờ tiền, 3 tờ tiền, hoặc cần một đơn vị để đếm đó là đô la: 1 đồng đô la, 2 đồng đô la, 3 đồng đô la.
  • Chúng ta không thể đếm water (nước) theo kiểu 1 water, 2 water, 3 water được. Ta cần vật đại diện (vật chứa) ví dụ: a cup of water, 2 cups of water, hoặc một đơn vị để đo đếm như litre (lít nước): 1 litre, 2 litres…

Nói vậy chắc bạn sẽ hiểu rõ danh từ đếm được và danh từ không đếm được khác nhau ra sao rồi nhỉ.

 Chú ý:

  • Những danh từ sau đây thường thường là danh từ không đếm được trong tiếng anh (nhưng có thể đếm được trong những ngôn ngữ khác):

advice, furniture, hair, homework, information, luck, luggage, money, news, traffic, travel (nhung trip và journey thì có thể đếm được), weather, work.

  • News kết thúc bằng nhưng lại là danh từ không đếm được.
  • Khi chúng ta muốn đếm danh từ không đếm được, chúng ta cần sử dụng những trợ từ như a bag, a bottle, a box, a cup, a glass, a packet, a piece:

I need a bottle of water. (không phải I need a water.)

  • Nhiều đồ uống có thể vừa là danh từ đếm được và danh từ không đếm được:

Would you like a coffee(= a cup of coffee)

I’d like two coffees and a tea, please. (= 2 cups of coffee + 1 cup of tea)

I bought some coffee in the market. (= a packet of coffee)

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu các luật ngữ pháp áp dụng lên danh từ đếm được và danh từ không đếm được nhé.

CÁC QUY TẮC NGỮ PHÁP DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC VÀ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC

Quy tắc ngữ pháp với danh từ đếm được (ví dụ: shoe, passport)

  • Có thể là số ít với a, the:

a passport, the phone

I’ve got a problem. (không phải I’ve got problem.)

  • Có thể là số nhiều không có mạo từ đi kèm mà thay vào đó là some hoặc the:

Shoes, some cars, the cars

  • Có thể có động từ số ít hoặc số nhiều:

The car is new. The cars are new.

Quy tắc ngữ pháp với danh từ không đếm được (ví dụ: air, bread, food, help, ice, music, money, pollution, rain, sand, travel):

  • Có thể sử dụng the, some hoặc không mạo từ khi đi kèm nhưng không thể sử dụng a:

the money, some money, money (không phải a money)

  • Không thể chia ở số nhiều (dạng danh từ thêm s):

money (không phải moneys), music (không phải musics)

  • Luôn luôn chia ở động từ số ít:

The music is perfect. (không phải The musics are perfect.)

MẠO TỪ

NGỮ PHÁP SỬ DỤNG MẠO TỪ A, AN, THE VÀ NO ARTICLES

Danh từ thường không đứng riêng một mình mà nó sẽ đi cùng các từ trước nó gọi là mạo từ. Các mạo từ này đóng vai trò như sau đây

Bạn có thể xem bảng này để hiểu khái quát, nhưng bạn nên đọc kĩ hơn bên dưới để có các phân tích kỹ hơn (và các lưu ý)

Mạo từÝ nghĩa:Cách dùngĐi cùng với
A(n)một trong nhiều thứ:My sister works in cinema.(Chị gái tôi làm việc ở trong một rạp chiếu phim.)Nói đến một thông tin mới:My friend was talking to a girl.(Bạn tôi đang nói chuyện với một bạn gái nào đó.)danh từ đếm được.(cinema, girl)
TheThứ duy nhất hoặc thứ cụ thể:The cinema opened last week.(Rạp chiếu phim mở cửa từ tuần trước.)Nói đến thứ mà đã được nhắc đến từ trước:The girl was very angry. (Cô gái rất tức giận.)Nói đến thứ mà chúng ta đã biết rằng khi nhắc đến nó là nhắc đến cái gì từ trước:Where’s the money I lent you? (Tiền tôi cho bạn mượn đâu rồi?)Danh từ đếm được. (cinema, girl) và danh từ không đếm được (money)
Không dùng mạo từdanh từ đại diện cho tất cả hoặc số đông:Cinemas show films. (Rạp chiếu phim thì chiếu phim.)những thứ trong các trường hợp nói chung chung:Money makes people happy. (Tiền làm cho con người vui vẻ.)I like music. (Tôi thích âm nhạc.)Danh từ đếm được số nhiều (cinemas) và danh từ không đếm được (money, music)

KHI NÀO DÙNG A VÀ KHI NÀO DÙNG AN?

Về câu hỏi khi nào dùng a và an thì bạn chỉ cần lưu ý một chút là thế này:

Với nhiều giáo viên đang dạy các bạn thì mạo từ a và an sẽ được thêm vào các từ bắt đầu bằng nguyên âm ueoai (uể oải đó mà). Chuẩn không?

Sai bét cmnl rồi nhé. Đừng tin vào mặt chữ nha. Tiếng Anh là tiếng tượng thanh chứ không phải cách học tượng hình của chúng ta ngày xưa (thời mà học chữ Hán, chữ Nôm ấy).

Để mà sử dụng mạo từ cho đúng thì bạn cần lưu ý là dựa vào âm thanh, tức phát âm của từ. Và nhớ quy tắc sau đây nè.

Mạo từ an được sử dụng với danh từ mà khi phát âm, sẽ bắt đầu bằng các vowel (nguyên âm) về mặt âm thanh trong bảng IPA, tức gồm danh sách các âm sau đây (3 dòng đầu tiên ấy)

Nguồn BBC Pronunciation

Mạo từ a thì được sử dụng với các trường hợp còn lại (tức consonants – phụ âm – về mặt phiên âm)

Nói thế để các bạn hiểu rằng tại vì sao mà chúng ta có thể có

An umbrella /ʌmˈbrel.ə/ nhưng chúng ta lại có a university /ˌjuː.nɪˈvɜː.sə.ti/

Hoặc

An MBA course (vì bắt đầu bằng M – /em/ nhé)

Ok? Hiểu thì tốt rồi, đơn giản chỉ là thế này thôi:

Sử dụng ‘a’ với danh từ bắt đầu bằng phát âm phụ âm

Sử dụng ‘an’ với danh từ bắt đầu bằng phát âm nguyên âm

CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG MẠO TỪ THE VÀ KHÔNG SỬ DỤNG MẠO TỪ THE

Trước khi đi vào học cách dùng của mạo từ the thì bạn cần nắm được cách phát âm mạo từ the.

CÁCH PHÁT ÂM MẠO TỪ THE

Mạo từ the có 2 cách phát âm là /ðiː/ và /ðə/, đọc theo cách thứ nhất khi the đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm và đọc theo cách thứ hai khi the đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.

/ðiː/

/ðə/

Ấy đợi đã,

Chia sẻ với các bạn là ngày xưa mình cũng đ..o biết phát âm cho đúng đâu chỉ bởi vì bị dạy sai. Có 2 điểm mình lưu ý với các bạn thế này nhé:

  • Thứ nhất, phát âm thì phải đúng luật tí, đừng bừa phứa “dơ” với “dì” nhé. Hãy tập phát âm cho thật đúng cái âm ð này đi nhé. Từ ‘the‘ này là một trong những từ có tần suất xuất hiện nhiều vãi chưởng luôn trong tiếng Anh đấy. Bạn không thể phát âm tiếng Anh đúng nếu vẫn còn phát âm từ cơ bản này sai được. Đó là chưa kể còn trọng âm và biến âm nữa cơ, tối thiểu hãy đọc thật tốt /ðiː/ và /ðə/ đi đã nhé.
  • Thứ hai, với cách đọc mạo từ the phải tuân theo quy tắc về phát âm danh từ giống như a/an đó. Phát âm the là /ðiː/ khi danh từ bắt đầu với phát âm nguyên âm còn phát âm là /ðə/ khi danh từ bắt đầu với phát âm phụ âm. (Xem lại bảng phát âm ở trên)
KHI NÀO SỬ DỤNG THE VÀ KHÔNG SỬ DỤNG THE?
KHI NÀO SỬ DỤNG THE?

Chúng ta sử dụng the khi nói tới các thông tin sau:

  • Thứ duy nhất hoặc thứ cụ thể:

The cinema opened last week.
(Rạp chiếu phim mở cửa từ tuần trước.)

  • Nói đến thứ mà đã được nhắc đến từ trước:

The girl was very angry. (Cô gái rất tức giận.)

  • Nói đến thứ mà chúng ta đã biết rằng khi nhắc đến nó là nhắc đến cái gì từ trước:

Where’s the money I lent you? (Tiền tôi cho bạn mượn đâu rồi?)

  • Tên các quốc gia có xuất hiện Republic hoặc States: the United States, the Czech Republic, the UK
  • Đại dương, biển và sống: The Pacific Ocean, the Danube nhưng không dùng mạo từ trước các hồ: Lake Ontario
  • Các vùng miền: the Far East, the north
  • Một nhóm các đảo: the Philippines
  • Sa mạc và nhiều núi: the Kalahari, the Himalayas nhưng không dùng mạo từ trước tên một ngọn núi: Mount Everest

Các thứ thuộc về môi trường: the coast, the sea, the seaside, the beach, the country, the mountains, the hills, the sky, the sun, the moon

KHI NÀO KHÔNG SỬ DỤNG MẠO TỪ?
  • Châu lục, hầu hết các quốc gia, các bang, các thành phố, thị trấn, làng mạc: Europe, Italy, London, Florida nhưng chúng ta lại nói the
  • toà nhà hoặc các địa điểm mà sử dụng tên: Manchester Airport, Cardiff Station, Edinburgh Castle

Chú ý: Chúng ta nói at school, at work, at home và in bed.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC KHI DÙNG THE HAY KHÔNG DÙNG THE

Nghề nghiệp

Chúng ta nói I’m doctor. (không dùng I’m the doctor.)

Danh từ chỉ sự vui chơi giải trí

Chúng ta listen to the radio nhưng chúng ta watch television.

Chúng ta play the guitar (một loại nhạc cụ) nhưng chúng ta play tennis (một môn thể thao).

Chúng ta go to the cinema, the theatre, etc.

Phương tiện đi lại

Chúng ta travel by train, bus, etc. (không phải by the train)

Bữa ăn

Chúng ta have lunch, dinner, etc. (không phải the lunch)

Vậy là bạn đã nắm được các kiến thức lý thuyết về ngữ pháp danh từ, gồm các danh từ đếm được và danh từ không đếm được, danh từ số ít và danh từ số nhiều, cách sử dụng mạo từ a/an và the rồi.

Nhưng bài học hôm nay chưa kết thúc đâu đấy, còn một phần nữa là bài tập. Hãy làm bài tập về ngữ pháp danh từ để ôn tập lại các kiến thức vừa học để nó không như nước đổ đầu vịt nhé.

BÀI TẬP NGỮ PHÁP DANH TỪ CÓ ĐÁP ÁN

Các bài tập về danh từ có đáp án ở đây sẽ giúp bạn ôn tập các kiến thức về danh từ. Bạn hãy làm bài nghiêm túc sau đó comment số điểm của bạn ở dưới để mọi người thấy được sự cố gắng của bạn nhé.

Tôi cũng sẽ gửi qua email cho bạn tài liệu học thêm và phương pháp để học ngữ pháp hiệu quả hơn nhé.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *