Sự trôi chảy – flunecy – trong IELTS Speaking và tiếng Anh

HIỂU VỀ FLUENCY SỰ TRÔI CHẢY LÀ CỰC KỲ CẦN THIẾT TRONG IELTS SPEAKING.

Bài viết này là một hướng dẫn chi tiết về khái niệm Fluency – sự trôi chảy trong việc nói tiếng Anh và trong bài thi IELTS Speaking nói riêng. Mục đích của tôi đó là giúp bạn nắm được một cách khoa học về việc nói tiếng Anh trôi chảy và cách nói tiếng Anh trôi chảy.

khóa học speaking 1 kèm 1

Tổng hợp sample speaking

bộ đề mỳ ăn liền, speaking trúng 100% có kèm đáp án

fluency-su-troi-chay-ielts-speaking

Bài viết này là một phần trong chuỗi bài học Hướng dẫn toàn tập về IELTS Speaking và English Speaking, dành cho các bạn đang gặp khó khăn trong các kĩ năng này. Bài viết này không dành cho những người không nghiêm túc trong việc mong muốn hiểu và nắm được cách nói tiếng Anh trôi chảy.

Table Of Contents
  1. FLUENCY – SỰ TRÔI CHẢY LÀ GÌ
  2. FLUENCY (SỰ TRÔI CHẢY) THEO GÓC NHÌN TRONG BÀI THI IELTS SPEAKING
  3. 3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI YẾU TỐ TRÔI CHẢY CỦA NGƯỜI HỌC NÓI TIẾNG ANH
  4. CÁCH NÓI TIẾNG ANH TRÔI CHẢY HƠN
  5. CÁCH ĐỂ MUA THÊM THỜI GIAN KHI BỊ BÍ Ý TƯỞNG TRONG BÀI THI IELTS SPEAKING
  6. FILLER – CÁC TỪ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NÓI TIẾNG ANH TRÔI CHẢY HƠN

FLUENCY – SỰ TRÔI CHẢY LÀ GÌ

Bài viết chia thành 3 phần:

Phần 1: Định nghĩa về việc nói tiếng Anh trôi chảy theo góc nhìn của ngôn ngữ học và của IELTS Speaking

Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng lên Fluency – sự trôi chảy

Phần 3: Cách nói tiếng Anh trôi chảy hơn

ĐỊNH NGHĨA VỀ FLUENCY VÀ SỰ TRÔI CHẢY TRONG NÓI TIẾNG ANH

Fluency (sự trôi chảy trong tiếng Anh) nghĩa là khả năng của một người khi sử dụng tiếng Anh trong ngữ cảnh nói (verbal, communicative) có thể đạt được mục tiêu giao tiếp, và không gặp phải quá nhiều sự ngập ngừng (hesitation) và quá nhiều khoảng ngắt (pauses) và không để các khó khăn này gây cản trở trong mục đích giao tiếp của mình. (LIM, S. L. 2007).

Trên đây là một định nghĩa của ngành ngôn ngữ về sự trôi chảy – fluency – trong bất kỳ ngôn ngữ nào chứ không hẳn là trong tiếng Anh. Khá là phức tạp nhỉ.

Việc đọc phần tiếp theo về Fluency này khá phức tạp, nếu bạn chỉ quan tâm tới IELTS thì có thể đọc ngay phần dưới. Nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên đọc tiếp vì đây là các góc nhìn rất khoa học, nó giúp bạn đánh giá được đúng nhất về cách có thể đạt được sự trôi chảy trong tiếng Anh.

Định nghĩa một cách đơn giản hơn về sự trôi chảy thì đó là khả năng đưa ra thực hiện giao tiếp bằng lời nói mà không bị gặp khó khăn bởi quá nhiều ngập ngừng (hesitation) và khoảng im lặng (pauses).

Thông thường, chúng ta thường nghĩ về một người nói tiếng Anh trôi chảy là người nói như gió, với tốc độ bắn ra rất nhanh của các âm tiếng Anh. Nhưng thực tế, sự trôi chảy trong khi nói tiếng Anh nên phải được hiểu là người đó có tốc độ vừa đủ để hiểu và đạt được các tiêu chí về hesiation và pause nữa.

Trước khi đọc tiếp bài học ở bên dưới, bạn có thể đăng ký để nhận email hàng tuần của tôi. Tôi sẽ gửi bạn những nội dung, tips, hướng dẫn, kinh nghiệm giúp bạn học tiếng Anh và IELTS hiệu quả nhất nhé. Có rất nhiều tài liệu và bài học độc quyền tôi chỉ gửi qua email này thôi đấy. (Nếu bạn đã đăng ký, vui lòng bỏ qua nhé. Rất xin lỗi đã làm phiền bạn)

TỐC ĐỘ NÓI TIẾNG ANH TRÔI CHẢY

Về yếu tố tốc độ nói, theo nghiên cứu của Steve Tauroza và Desmond Allison người Anh – Anh bản xứ có tốc độ nói trung bình như sau (đơn vị đo là wmp – word per minute – số từ trong một phút)

Có thể thấy rằng người nói ở tốc độ trung bình là từ 160 tới 190 từ trong một phút, với điều kiện đó là người bản xứ (tức các vấn đề về ngôn ngữ với họ không phải là vấn đề lớn như chúng ta – người học ngoại ngữ) và một điều kiện nữa đó là họ là phát thanh viên bản tin. Đây là những người có tốc độ nói khủng khiếp bởi đặc tính nghề nghiệp của họ.

Đối với các ngôn ngữ khác (kể cả tiếng Anh), đã có nghiên cứu như trong hình ở đây, các bạn có thể bấm vào tab dưới đây để xem kĩ hơn về tốc độ nói trung bình của các thứ tiếng.

 PAUSE – KHOẢNG NGẮT (KHOẢNG TRỐNG) KHI NÓI TIẾNG ANH

Pause theo định nghĩa của từ điển Cambrigde thì một thời điểm mà ở đó âm thanh dừng lại trước khi tiếp tục.

Như vậy,

Pause – khoảng trống – là một điểm dừng khi chúng ta nói. Việc xuất hiện điểm dừng này còn được phân loại là micro pause, short pause và long pause (khoảng ngừng rất ngắn, ngắn và dài) (Toward an understanding of fluency: A microanalysis of nonnative speaker conversations)

Mrico pause là khoảng ngừng diễn ra trong 0.2 giây hoặc nhỏ hơn, thường chỉ sử dụng ở dấu chấm câu hoặc dấu phẩy. Dạng này là điều thực chất lại rất cần thiết để có hiệu quả trong việc nói tiếng Anh.

Short pause là khoảng trống trong 0.4 giây (hoặc nhỏ hơn)

Long pause là khoảng trống dài hơn.

Đối với mục tiêu nói tiếng Anh trôi chảy thì long pause là một vấn đề lớn, ngoại trừ trường hợp người ta sử dụng long pause có mục đích như nhấn mạnh, tăng sự tập trung … Long pause gây ra sự khó hiểu cho người nghe bởi họ bị mất tập trung khi không nhận được thông tin một cách liên tục.

Như thế, bạn cần phải tránh long pause đầu tiên nếu muốn nói tiếng Anh một cách trôi chảy.

Với short pause, việc xuất hiện chúng là điều bình thường bởi nhiều lí do mà bạn có thể xem ở dưới. Và đó là điều hoàn toàn dễ hiểu và chấp nhận được.
Nhưng nếu short pause xuất hiện liên tục với tần suất dày, thì nó gây ra sự khó chịu, mất tập trung ở người nghe. Tác hại chẳng khác gì long pause cả.

Thực tế thì người nói tiếng Anh (là ngoại ngữ) thường lại gặp vấn đề với short pause nhiều hơn, lấy ví dụ như sau:

Bạn thử nghe cô người đẹp thứ 3 nói tiếng Anh nhé, có rất nhiều đoạn pause, dù là ngắn thì cũng gây ra sự khó chịu với người nghe. Và hãy so sánh với 2 cô hoa hậu đằng trước nhé

HESITATION – SỰ NGẬP NGỪNG TRONG KHI NÓI TIẾNG ANH

Hesitation theo định nghĩa của từ điển Cambridge là “sự dừng lại trước khi thực hiện hành động nào đó mà nguyên nhân chủ yêu là do không chắc chắn hay thiếu tự tin”

Có thể thấy, một điểm chính khá quan trọng của định nghĩa về hesitation – sự ngập ngừng là “không chắc chắn hay thiếu tự tin”.

Lí do cho sự ngập ngừng này, tôi sẽ phân tích ở phần bên dưới.

Tới đây, tôi nghĩ chúng ta cần phân biệt giữa ”pause” và ”hesitation” một chút. Pause là khoảng dừng lại không có âm thanh, còn hesitation thì lại là khoảng ”pause”, nhưng điểm khác biệt là khoảng thời gian chúng ta dừng lại mà người nghe cảm nhận được rằng ra đang không chắc chắn về thứ chúng ta định nói.

Tóm lại, nếu ta muốn thể hiện rằng chúng ta đang “hesitation” thì chúng ta phải làm họ nghĩ rằng ta đang không chắc chắn về điều định nói sắp tới.

Câu hỏi đặt ra là, liệu hesitation có ảnh hưởng gì tới việc nói tiếng Anh trôi chảy hay không? Và mức độ ra sao thì chấp nhận được.

Câu trả lời là, tùy.

Việc xuất hiện hesitation thì là điều hết sức bình thường thôi, không có gì là vấn đề cả. Kể cả những người khi nói ở trình độ bậc cao thì hesiation vẫn cs xuất hiện thôi. Nhưng hesitation của họ là có chủ đích và không làm ảnh hưởng tới vấn đề giao tiếp.

Lẽ dĩ nhiên, việc hesiation quá nhiều cũng gây ra ảnh hưởng rất lớn tới người nghe bởi họ cảm thấy khó chịu với việc giao tiếp và đôi khi họ sẽ bị bised (thiên kiến) về những gì mà ta muốn nói.

Theo như nghiên cứu của Kenneth F. Ruder and Paul J. Jensen (1972) thì càng ở những tình huống khó về syntactic (chủ yếu là về grammar) thì người ta tạo ra hesitation càng nhiều, và người ta lại pause ít hơn.

FLUENCY (SỰ TRÔI CHẢY) THEO GÓC NHÌN TRONG BÀI THI IELTS SPEAKING

Fluency là một tiêu chí thi của bài thi IELTS Speaking (cùng với 3 tiêu chí lớn khác, xem lại trong bài Hướng dẫn toàn tập về IELTS Speaking.

Đối với bài thi IELTS Speaking, người ta có hẳn một loạt các band điểm tiêu chí cho Fluency như sau:

Để giải thích ra thì khá là phức tạp, tuy nhiên ở đây tôi chỉ tập trung vào các band điểm từ 4 tới 8 thôi.

Bạn có thể hiểu đơn giản là bài thi IELTS Speaking người ta chú trọng tới 3 vấn đề sau đây của Fluency. Mặc dù nó hơi khác biệt với các nhân tố ở trên tôi phân tích, nhưng lại giống hệt nhau. Sự khác nhau ở đây là giám khảo họ sẽ chú ý tới Fluency theo các tiêu chí dưới đây:

CONTINUITY – TÍNH LIÊN TỤC

Giám khảo sẽ đòi hỏi ở bạn khả năng đưa ra câu trả lời một cách liên tục thể hiện ở việc bạn có thể liên tục nói mà không xuất hiện quá nhiều đoạn ngừng “pause” thiếu tự nhiên hoặc thể hiện sự ngập ngừng “hesitation” một cách thường xuyên.

Band điểm của IELTS cũng ghi rất rõ rằng bạn sẽ không chỉ gặp vấn đề trong kĩ năng Speaking với pause và hesitation mà còn 2 yếu tố nữa là self-correction và rêpatition.

Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý rằng, không phải cứ khi nào xuất hiện pause, héitation, self-correction hay repeatition thì đều sẽ bị trừ điểm nhé. Điều quan trọng là chúng làm ảnh hưởng tới communication, tức làm giảm sự giao tiếp giữa bạn và người nghe (tức giám khảo). Vậy khi nào thì có sự ảnh hưởng này:

  • Khi bạn thực hiện các lỗi trên một cách liên tục và thường xuyên trong toàn bộ bài thi IELTS Speaking. Và lưu ý là, chúng ta không thể có một con số cụ thể là bao nhiêu lỗi thì điểm nào nhé.
  • Khi một trong các lỗi trên xuất hiện ở đúng vị trí, thời điểm mà thông tin quan trọng chuẩn bị được đưa ra. Nói cách khác, khi bạn đang chuẩn bị đưa ra các từ khoá quan trọng nhất, bạn mắc lỗi trên, người nghe sẽ cảm thấy rất khó chịu và có thể gây khó hiểu cho họ.
  • Khi các lỗi trên của bạn xuất hiện ở tình huống ” không phức tạp”. Lấy ví dụ: ở một tình huống cho câu hỏi “Do you like football?” Mà bạn xuất hiện các lỗi trên thì rõ ràng người ta sẽ khó mà chấp nhận như khi so với lỗi đó xuất hiện ở câu hỏi “What is the most important reason for the popularity of football?

SPEED – TỐC ĐỘ CÂU TRẢ LỜI

Rõ ràng với các phân tích ở trên thì tốc độ nói ảnh hưởng cực nhiều tới sự trôi chảy rồi. Nhìn chung:

  • Nếu bạn nói chậm một cách thiếu tự nhên bạn sẽ bị mất điểm ở Fluency. Việc nói chậm được coi là thiếu tự nhiên là khi bạn nói chậm hơn hẳn đi so với tốc độ nói trung bình của bạn trước đó mà lại không thể hiện bất kỳ mục đích nào về mặt ngôn ngữ.
  • Tốc độ nói của bạn cần được giữ ổn định trong quá trình làm bài thi Speaking. Nhưng không có nghĩa bạn chỉ nói ở một tốc độ thôi nhé.
  • Tuy nhiên, nói quá nhanh cũng gây ra vấn đề về điểm số khi bạn nói nhanh mà không chính xác về mặt phát âm, dẫn tới người nghe cảm thấy khó hiểu.

SỰ MỀM MẠI CỦA CÂU TRẢ LỜI

Thực ra thì nghe nó cũng khó hiểu tới mềm mại, nhưng bạn cứ tưởng tượng là khi bạn nói tiếng Việt, người ta sẽ nói rằng bạn nói không mềm mại khi mà các âm thanh được tạo ra từ bạn không liên kết với nhau một cách hợp tai nhất.

Sự mềm mại này bao gồm 2 yếu tố đó là Linked Speech (nối âm) và Contracted Speech (nói tắt)

Linked Speed – nối âm
Nói một cách đơn giản, trong khi nói tiếng Anh thì người bản xứ thường sẽ không đọc rời rạc từng từ mà sẽ nối từ trước với từ sau (theo quy luật nhất định).

Phần này thiên nhiều hơn về vấn đề phát âm và speed và đòi hỏi bạn phải nắm chắc 2 kĩ thuật phát âm tốt và kiểm soát tốc độ tốt thì bạn sẽ nối được âm khá tự nhiên thôi.

Contracted Speed – nói tắt

Nói tắt tức là nói ngắn gọn các từ theo quy tắc nhất định. Ví dụ, trong speaking người ta thường ít nói “I am” mà sẽ nói “I’m” hoặc “He is” thành “He’s” hơn bởi nói vậy thì sẽ nhanh hơn. Họ chỉ sử dụng dạng đầy đủ khi muốn nhấn mạnh hoặc muốn nói thật rõ ràng vì một số lí do nào đó, ví dụ nói về tên của họ.

3 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI YẾU TỐ TRÔI CHẢY CỦA NGƯỜI HỌC NÓI TIẾNG ANH

Phần này sẽ khá là chuyên sâu, phù hợp với bạn thích tìm hiểu về ngôn ngữ và phù hợp với người lam công tác giảng dạy tiếng Anh.

LƯU Ý!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Mình rất mong bạn dành vài giây để đọc thông tin này nhé.

Lớp học tiếng Anh mất gốc Online English Boost sắp khai giảng giúp bạn lấy lại tự tin trước khi học IELTS, hãy nhanh tay đăng ký nhé.

Nếu bạn đang học IELTS Writing nhưng mãi chưa viết được bài hoàn chỉnh hoặc mãi chưa tăng điểm. Đó là do bạn không có người hướng dẫn chi tiết và không được chữa bài, hãy đăng ký khóa học IELTS Online Writing 1-1 với đặc trưng là tất cả bài viết đều được chữa chi tiết nhiều lần bởi giáo viên và cựu giám khảo, đã giúp tăng 0.5 chấm trong 2 tuần.

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi bắt đầu việc học IELTS 4 kỹ năng đừng tự mò mẫm nữa. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể đăng ký ngay khóa học IELTS Online Completion 4 kỹ năng để học từ cơ bản tới nâng cao, với chi phí thấp, có tương tác trực tiếp rất nhiều với giáo viên, đã giúp rất nhiều bạn đạt 6.5 – 8.0 chỉ với chi phí cực ít.

Nếu bạn đang luyện thi IELTS Speaking và Writing mà gặp khó khăn với từ vựng do quá nhiều chủ đề và quá nhiều từ vựng cần học. Nếu bạn không biết nên ôn Reading và Listening thế nào. Bạn nên sử dụng bộ đề IELTS Dự Đoán Mỳ Ăn Liền có kèm đáp án chi tiết đầy đủ cũng như các giới hạn đề thi. Đề cập nhật thường xuyên giúp bạn ôn thi tốt hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem thông tin.

Như chúng ta đã biết ở trên, các yếu tố nặng nhất ảnh hưởng tới Fluency bao gồm tốc độ (speed), khoảng dừng (pause), ngập ngừng (hesitation), và sự trôi chảy sẽ bị ảnh hưởng bởi 03 yếu tố cognitive  factors, Linguistic Factors và Affective Factors.

Thực tế, vì speaking là kĩ năng xảy ra trong thời gian thực nên 3 yếu tố trên ảnh hưởng tới cả kĩ năng Speaking (với các vấn đề khác như phát âm, từ vựng …) chứ không chỉ mỗi Fluency nhé. Ở đây, tôi sẽ tập trung chủ yếu sâu vào ảnh hưởng của 3 yếu tố trên ở góc độ Fluency.

YẾU TỐ 01: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COGNITIVE FACTORS – NHÂN TỐ VỀ NHẬN THỨC

Theo Levelt (1989), quá trình nói bất kì ngôn ngữ nào bao gồm 03 phần đó là ý tưởng hoá, cấu trúc hoá và cấu âm. Ý tưởng hoá (conceptualisation) là việc tìm kiếm thông tin mà ta muốn nói. Cấu trúc hoá (formulation) là việc hình thành các cấu trúc về ngữ pháp và từ vựng. Cấu âm (articulation) là quá trình sử dụng các bộ phận để sao cho tạo ra âm thanh.

Yếu tố nặng nhất về nhận thức mà ta gặp phải khiến gặp trở ngại trong sự trôi chảy đó là ý tưởng hoá (conceptualisation) – nghĩa là có thể mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem bạn muốn nói gì, trong khi đó bộ não lại không kịp xử lí 02 phần còn lại kia. Việc bí ý tưởng này cũng hay gây ra vấn đề về hesitation và pause.

Đôi khi 02 phần còn lại không phải là vấn đề, tức chúng ta đủ khả năng để dùng từ vựng, ngữ pháp hay phát âm rồi, nhưng chúng ta thiếu là thiếu ý tưởng.

YẾU TỐ 02: LINGUISTIC FACTOR – NHÂN TỐ VỀ NGÔN NGỮ ẢNH HƯỞNG TỚI FLUENCY

Yếu tố về ngôn ngữ bao gồm: từ vựng – ngữ pháp – phát âm.

Phát âm là vấn đề đầu tiên gây ra việc không trôi chảy, và thực tế thì học sinh Việt Nam và EFL (người học tiếng Anh là ngoại ngữ) gặp vấn đề ở đây. Với các học sinh tới từ các nước có hệ ngôn ngữ pháp với tiếng Anh như Việt Nam, Trung Quốc … thì việc phát âm chính xác lại không phải là điều dễ dàng. Nhưng với kinh nghiệm dạy lâu năm thì tôi thấy phát âm sai như vậy không phải là vấn đề cản trở bạn, bởi thực tế có nhiều người phát âm sai nhưng vẫn nói ầm ầm. Có thể họ chai mặt, có thể bạn chỉ lấy phát âm ra làm lý do thôi.

Ngữ pháp trên thực tế lại là một vấn đề gây khó khăn cho người nói tiếng Anh khi họ cố gắng nói trôi chảy. Tuy vậy, với kì thi như IELTS hay việc nói tiếng ANh hàng ngày thì tôi cho rằng ngữ pháp không phải là vấn đề lớn. Nó không thể là rào cản bởi vì vẫn có những người nói tiếng Anh không hề đúng ngữ pháp, câu nào cũng sai, nhưng người nghe vẫn hiểu (thực ra cố hiểu).

Từ vựng, đối với kinh nghiệm dạy người Việt nhiều, tôi thấy đây là lí do chính yếu được đem ra. Đúng là với lượng từ vựng giới hạn thì người học thường cảm thấy khó khăn khi đưa ra được thông tin. Nhưng cũng phải nhìn lại một vấn đề đó là người Việt thường ngại việc lặp lại từ vựng (repetitive), có lẽ do ảnh hưởng của việc đi học Ngữ Văn ở cấp phổ thông.

YẾU TỐ 03: YẾU TỐ VỀ MẶT CẢM XÚC

Về mặt cảm xúc, việc cảm thấy tự ti và tự giới hạn bản thân chính là lí do lớn nhất của việc không trôi chảy bên cạnh các yếu tố “kỹ thuật” ở trên.

Sự tự ti với lo sợ rằng mình “sai, ngu ngốc hay khó hiểu” sẽ làm giảm khả năng nói tiếng Anh. (Brown, 2001)

Nhiều học sinh thì không đủ dũng cảm để nói tiếng Anh dù là trong lớp. Nhiều học sinh còn có suy nghĩ rằng “im lặng là vàng” =)) khi ở trong lớp hay ở môi trường giao tiếp bên ngoài vì họ cho rằng thế là điều an toàn.

Tuy vậy, tôi cho rằng yếu tố về mặt cảm xúc thì chỉ có ở các học sinh ở tầm Intermediate trở xuống (khoảng 5.0 trở xuống), còn với các học sinh ở bậc cao hơn, họ sẽ không cảm thấy khó khăn về mặt cảm xúc này khi họ đã quen và có tự tin hơn với việc nói tiếng Anh.

CÁCH NÓI TIẾNG ANH TRÔI CHẢY HƠN

Như vậy, bạn đã có thể rõ ràng rằng không phải “cứ nói tiếng Anh đi thì sẽ trôi chảy thôi”. Đây là quan điểm cũng đúng mà cũng có sự sai lầm.

Bạn chỉ có thể trôi chảy khi đã có đầy đủ các yếu tố về mặt ý tưởng và ngôn ngữ, trong khi việc “cứ nói đi” chỉ giúp bạn vượt qua nỗi sợ ở yếu tố cảm xúc mà thôi.

Ở trong phần này, tôi sẽ hướng bạn cách làm thế nào để nói tiếng Anh trôi chảy hơn, ngoài ra có điểm phần Fluency tốt hơn trong bài thi IELTS.

XỬ LÝ VẤN ĐỀ CẢM XÚC TRƯỚC ĐỂ NÓI TIẾNG ANH TRÔI CHẢY HƠN

Cảm xúc là cái thứ bạn cần phải vượt qua đầu tiên. Mà thực ra làm cái gì cũng vậy, để cảm xúc chi phối là sẽ có vấn đề.

Bạn cần hiểu là bạn nói sai thì giáo viên sửa, có bạn bè giúp, thế thôi.

Cứ mở miệng ra mà nói. Một cách khác để có thể nói tiếng Anh đó là nói một mình, nhưng rồi vẫn phải nói với người khác thôi nên cứ chuẩn bị trước tâm lí là bạn sẽ phải nói tiếng Anh thực sự với người khác.

Đối với nhiều học sinh học IELTS Speaking, đôi khi bạn hãy tự tin và nghĩ rằng giám khảo chỉ là một thằng người rơm. Nó chả biết gì cả. Hãy kệ nó.

XỬ LÍ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ LINGUISTIC FACTOR

VẤN ĐỀ VỀ NGỮ PHÁP

Đối với vấn đề về ngữ pháp, không có cách nào khác ngoài việc bạn cần trang bị cho mình một lượng ngữ pháp tốt đã.

Thực ra có một mẹo là bạn hãy quên đi hoàn toàn vấn đề ngữ pháp, mặc kệ lỗi và chỉ tập trung vào việc duy trì quá trình nói thôi. Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng nặng tới phần điểm về ngữ pháp của bạn (cũng quan trọng chả kém gì Fluency đâu).

Phân tích rõ ràng hơn thì mục tiêu của chúng ta với ngữ pháp tối thiểu là phải thành lập được câu , tương ứng là các ngữ pháp cần thiết về câu. Đối với các kiến thức này, bạn nên dành ra khoảng 4 tuần trước khi thi để liên tục sửa bài viết và bài nói về mặt ngữ pháp. Từ đó bạn tạo thành một thói quen trong việc hình thành câu.

Rồi từ đó lúc thi bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều về việc mình sai khi dùng hoặc dùng ngữ pháp nào bây giờ.

Tóm lại lời khuyên chân thành đó là:

  • Học những ngữ pháp cần thiết
  • Dùng những ngữ pháp quen thuộc
  • Tránh dùng ngữ pháp ít dùng

VẤN ĐỀ VỀ PHÁT ÂM

Về vấn đề phát âm, thông thường khi không phát âm được từ nào đó, nhiều bạn có xu hướng nghĩ lại về cách phát âm của từ đó rồi mới nói tiếp. Tất nhiên là cách tránh đơn giản nhất là đảm bảo phát âm tốt và chuẩn, nhưng thế thì mấy ai dám tự tin làm được.

Chìa khoá quan trọng ở đây là:

  • Phát âm tốt các từ hay dùng
  • Tập thói quen ít chú ý tới lỗi phát âm

Chìa khoá đầu tiên, để phát âm tốt các từ hay dùng, bạn chỉ cần thực hiện khoảng 3 bài test Speaking, đề có thể lấy ở đây (dự đề IELTS). Sau đó bạn ghi âm lại và nghe lại bài ghi âm đó, check lại phát âm từng từ bạn nói trong đó. Sự thật là 80% từ vựng của bạn sẽ được sử dụng lại ở các câu trả lời ở tất cả các đề. Vậy tại sao bạn không thành thục phát âm với 80% lượng từ đó nhỉ?

Chìa khoá thứ hai, tập thói quen ít chú ý tới lỗi phát âm. Sau khi bạn đã thành thạo các từ ở chìa khoá số 1, bạn hãy tập cho mình thói quen không quan tâm tới các lỗi phát âm nữa, miễn là lỗi đó không ảnh hưởng việc hiểu của người nghe là được. Đừng đặt nặng vấn đề quá. Mình từng thấy có bạn dừng lại chỉ để nói lại nguyên một câu vì bạn quên nối âm, đó là cách sửa lỗi điên khùng nhất mà mình gặp. Nó làm cho mình – người nghe – cảm thấy rất khó chịu và bạn đấy ăn mắng té tát vào mặt luôn.

VẤN ĐỀ TỪ VỰNG

Nhiều bạn có từ vựng yếu thường dừng lại để tìm từ vựng và điều này ảnh hưởng rất lớn lên Fluency của họ. Nhìn chung, các bạn đều không hiểu rằng IELTS Speaking test thực chất là một bài communication test – bài kiểm tra giao tiếp – mà thôi. Và các bạn cũng không hiểu rằng bản thân người bản xứ cũng quên từ vựng (hoặc chính chúng ta khi nói tiếng Việt cũng vậy).

Bên cạnh đó, một lí do cho việc yếu từ vựng đó là bạn học không đúng cách. Bạn cần học từ vựng theo collocation thì mới có thể bật ra từ vựng nhanh được. Ở đây tôi có một cuốn sách tổng hợp lại các collocation ăn điểm và bạn có thể học thêm rất nhiều bài học về collocation và từ vựng tại đây nữa.

Điều quan trọng ở trong bài thi IELTS Speaking là duy trì được thông tin mà bạn đưa ra chứ không phải tìm kiếm từ vựng chuẩn nhất. Vì vậy, kĩ năng bạn cần tập luyện đó là paraphrase và sử dụng filler hợp lí.

XỬ LÍ VẤN ĐỀ VỀ NHẬN THỨC – COGNITIVE FACTOR

Vấn đề cognitive factor thì có thể hiểu là kiểu “Tôi không biết nói gì bây giờ”.

Thực ra thì khi bạn quen với việc nói và quen với cái kiểu của IELTS Speaking thì bạn sẽ thấy bình thường, nhưng ở giai đoạn đầu, việc không có ý tưởng – idea gì là điều gây khó khăn nhất lên việc truyền đạt thông tin của bạn.

Công bằng mà nói, bài thi IELTS Speaking cũng thường đưa cho bạn các câu hỏi rất củ chuối, khó trả lời trong thời gian ngắn. Họ toàn hỏi những vấn đề rất vĩ mô, rất to tát. Bên cạnh đó, chúng ta thường có xu hướng muốn tỏ ra nguy hiểm nên chọn idea thật xịn để đưa vào.

Ví dụ, tôi đã từng trả lời các câu hỏi kiểu “Do you think the technology would change music?” – tôi nghĩ tới những thứ rất to lớn như nghiên cứu này nọ về ảnh hưởng lên tai, lên khả năng nghe khi chúng ta nghe nhạc bằng công nghệ. Thật vĩ mô và thông minh.

Nhưng đó lại là điều ngu si nhất mà tôi từng làm trong bài test đó, tới khi ra về tôi vẫn nghĩ là tại sao mình không nói đơn giản về các vấn đề như xuất hiện cách thức nghe nhạc mới như nghe online hay qua digital music player chẳng hạn….

Lí do là bởi bài thi iELTS Speaking nó đơn thuần là bài thi về ngôn ngữ – tức là cái form – chứ không phải là bài kiểm tra về mặt kiến thức của bạn (content).

Vì lẽ đó, bạn hoàn toàn có thể không cần để tâm quá nhiều vào việc chọn lựa kiến thức nào để người ta thấy thú vị. Thực chất, bạn có nói cái gì đi nữa cũng chẳng làm giám khảo thấy thú vị đâu, họ không có mục đích ngồi nghe những thứ thú vị. Họ ngồi để nghe về ngôn ngữ mà bạn thể hiện mà thôi.

Lời khuyên của tôi thế này:

Bạn có thể nói ngay những gì mà bạn nghĩ cho dù nó dở hơi ngu si nhất.

Ví dụ: “Tôi thấy cái câu hỏi này nó chả liên quan gì tới những gì tôi biết hết” – “I just can’t see any relevancy between this question and what I know about ….”.

Hoặc “Tôi định bảo ông đổi mẹ cái topic này đi, nhưng mà …” – “I just want to ask to change the topic, but I just think that …”. Sau đó thì bạn đưa ra câu trả lời thôi.

Hãy tập trung vào ngôn ngữ và đừng chú tâm quá nhiều tới việc mình nên tỏ ra “ngu si” hay “thông minh”.

Cách thứ 2, bạn sử dụng các filler để mua thêm thời gian mà nghĩ. Về các filler và cách mua thời gian thì xem ở dưới nhé.

THỰC HIỆN BÀI THI IELTS SPEAKING TRÔI CHẢY HƠN

Riêng với IELTS, bạn cần chú ý thêm là chúng ta còn 2 yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ nói nữa: nói tắt và nối âm.

Lời khuyên là bạn hãy tập luyện phần này thật tốt. Với nối âm, bạn xem thêm tại phần phát âm. Với phần nói tắt, bạn có thể xem tại đây nhé.

CÁCH ĐỂ MUA THÊM THỜI GIAN KHI BỊ BÍ Ý TƯỞNG TRONG BÀI THI IELTS SPEAKING

Nhìn chung, khi bí ý tưởng thì các bạn hay im lặng.

Nhưng im lặng là sh!t chứ không phải là vàng đâu

Bạn càng im lặng thì bạn càng không thể hiện được điều gì cả về ngôn ngữ lẫn nội dung. Bạn càng nói nhiều thì bạn sẽ càng nói được nhiều và càng thể hiện được nhiều thôi.

Lấy ví dụ, trong lần đầu tiên khi đi thi vấn đáp tại trường, tôi cảm thấy mình không thể nói được gì (mặc dù thi vấn đáp về ngôn ngữ tại trường với thi IELTS hơi khác nhau). Thế là tôi cứ im lặng, và rồi một lúc mới nói, có lúc giám khảo chuyển qua câu khác. Kết quả là chữ THI LẠI được cộp to đùng vào trong tờ kết quả thi.

Các lần sau đó, tôi luôn mở mồm nói gì đó liên quan một chút tới câu hỏi, nói về câu hỏi đó khi tôi bí ý tưởng. Và kết quả may mắn là không phải thi lại nữa.

Tôi cũng sẽ hướng dẫn các bạn về các kĩ thuật để mua thêm thời gian khi bạn bí ý tưởng trong bài thi IELTS Speaking. Lưu ý, ở đây là bí ý tưởng để bắt đầu trả lời, còn bí từ vựng hay ngữ pháp … trong quá trình trả lời thì hãy xem ở dưới nhé, phần Fillers.

Các kĩ thuật để có thể mua thêm thời gian để trả lời câu hỏi bạn có thể xem chi tiết tại video dưới đây nhé.

FILLER – CÁC TỪ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NÓI TIẾNG ANH TRÔI CHẢY HƠN

FILLERS LÀ GÌ TRONG SPEAKING

Fillers – những từ làm đầy – là những từ được sử dụng để lấp vào khoảng trống trong khi nói và để thể hiện rằng bạn đang có hành động suy nghĩ về điều cần nói.

KHI NÀO THÌ SỬ DỤNG FILLERS?

Để trả lời cho câu hỏi khi nào cần sử dụng fillers, bạn hãy xem clip dưới đây nhé:

Bạn thấy đó, khi fillers được sử dụng (dù là nhiều hay ít) thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong vai trò là người nghe nhỉ. Vậy thì hãy tập sử dụng các fillers nhé.

Dưới đây là danh sách một số fillers cơ bản nhất bạn có thể sử dụng trong quá trình thực hiện bài IELTS Speaking cũng như trong việc giao tiếp tiếng Anh hàng ngày nhé.

DANH SÁCH CÁC FILLERS CÓ THỂ DÙNG TRONG IELTS SPEAKING VÀ GIAO TIẾP TIẾNG ANH

WELL

Từ well có thể được dùng khá đa dạng. Bạn có thể dùng từ này để thể hiện rằng bạn đang suy nghĩ. Quá tuyệt vời rồi.

Ví dụ:

Well, I guest my first swimming teacher was my dad.

UM/ER/UH

3 từ này là những fillers cực kỳ quen thuộc bởi chúng ta thường dùng chúng rất tự nhiên. “Um,” “er” and “uh” được sử dụng khi thể hiện sự ngập ngừng bởi chúng tak hông biết câu trả lời hay không muốn trả lời. Nhớ là các từ này không nhất thiết buộc phải được dùng cùng nhau nhé.

Ví dụ:

Um, I intend to work as er a fashion marketer in the next uh 5 years, perhaps.

HMM

Hmm – Hừm, được sử dụng khi bạn muốn thể hiện rằng bạn đang nghĩ hoặc đang cố đưa ra một quyết định nào đó. Lấy ví dụ:

Ví dụ:

Hmm, I like to study in the US but I think the UK’d be my final decision.

LIKE

Từ like có thể được sử dụng khi chúng ta đang suy nghĩ và đưa ra một thông tin không quá chính xác. Phân tích cụ thể ví dụ ở dưới, người nói không dám chắc rằng có 3 hay 4 hay 2 chiếc ô tô ở bên nhà hàng xóm, vì thế họ sử dụng like để đưa ra thông tin.

Ví dụ:

Well, my neighbour has like 3 cars.

Từ like cũng có thể được dùng để thể hiện rằng bạn cần thời gian để đưa ra thông tin. Nhưng, cách dùng này nếu lạm dụng sẽ gây khó chịu cho người nghe lắm, đặc biệt họ có thể nghĩ rằng bạn đang không chắc về những gì bạn đang nói. Nói cách khác, bạn nghe có vẻ như thiếu tin tưởng.

ACTUALLY/BASICALLY

Đây là 2 trạng từ, được sử dụng như fillers với vai trò là thay đổi thông tin hoặc muốn bổ sung thông tin.

Từ actually được sử dụng để nhấn mạnh một điều gì đó mà bạn nghĩ là sự thật, kể cả khi người khác không đồng ý. Ví dụ:

Actually, IELTS Score is sometimes biased.

Basically, là fillers được sử dụng khi muốn tóm tắt, đưa vắn tắt của thông tin trước đó. Ví dụ:

Basically, you might not need a perfect pronunciation to get a high IELTS band score, like band 8.

YOU SEE

Từ “you see” được sử dụng khi bạn muốn nói rằng thông tin sắp tới là một sự thật mà người nghe không hề biết. Ví dụ:

“I was going to download the app, but you see, my phone was as dead as a doornail. What should I do?

YOU KNOW

“You know” là một fillers mà mọi người dùng nhiều tới mức lạm dụng luôn. You know có nghĩa là bạn nói về điều gì đó mà bạn cho rằng người nghe đã biết. Rất nhiều người (có thể cả bạn) sử dụng từ you know khi người nghe không hề biết gì về thông tin mà bạn muốn chia sẻ cả (đáng lẽ phải dùng you see). Ví dụ dưới đây, bạn sẽ hiểu là người nghe biết rằng năm ngoái tôi đi Cambodia chơi rồi, họ chỉ là chưa biết là tôi gặp khó về thẻ tín dụng thôi.

Last year, when I booked a trip to, you know, Cambodia, I got trouble with you see my credit card.

I MEAN

Cụm từ I mean được sử dụng để nhấn mạnh một thông tin nào đó – thường đặt ở đầu câu, đặc biệt khi bạn muốn đưa ra một nhận xét, cảm nhận về điều gì đó. Ví dụ:

I mean, he’s a great showman.

Ngoài ra, thông thường I mean còn được sử dụng để đính chính, sửa một số lỗi hay thông tin nào đó. Ví dụ:

The first iPhone was released in 2006, I mean, in 2007.

BELIEVE ME

Đây là cụm từ thường được sử dụng ở đầu câu để nhấn mạnh một thông tin sắp nói ra. Ví dụ:

Believe me, I didn’t want this old computer, but it was the only one I could pay right now.

I GUESS

Thông thường, I guess được đưa ra để thể hiện rằng bạn không thực sự chắc chắn về thông tin, hoặc chỉ để thể hiện rằng bạn đang ngập ngừng và người nghe đừng mất tập trung mà thôi. Ví dụ:

Tonight is special, so I guess we should go eat at a restaurant instead.

TO BE HONEST

Khi bạn cảm thấy khó hoặc không muốn trả lời câu hỏi bạn có thể sử dụng cụm từ này. Ví dụ:

To be honest, I don’t think I like football at all.

BY THE WAY

Khi đang trả lời câu hỏi, và bạn muốn đưa ra một thông tin mà không thực sự quá liên quan tới vấn đề đang bàn tới, cụm từ này là cực kỳ hợp lí để sử dụng. Ví dụ:

… This would be the main reason to love football. By the way, my brother was my first football coach.

WHAT I MEAN IS, WELL, IT’S SOMETHING LIKE VÀ WHAT I’M TRYING TO SAY IS

Với 2 cụm từ này, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được bài nói của mình. Chúng cực kỳ hợp lý để sử dụng khi bạn vừa nói sai và phải nhắc lại, hoặc khi bạn đang nói tới vấn đề nào đó và bạn không còn bất kỳ thông tin nào để nói tiếp nữa (nói cách khác là cụt ý).

Ví dụ, có một lần khi gặp câu hỏi về chủ đề sport car,

“Do you think sport car will be cheaper in the future?”

và tôi đang muốn nói rằng có nhiều lí do để tôi đồng ý vậy, một lí do là do có nhiều người mua xe kiểu này hơn thì nhà sản xuất họ sẽ có thể … (tới đây tôi tịt mợ nó idea luôn). Vậy thì tôi đã trả lời thế này:

Yes, I think so by some following reasons. First, when it comes to the price of cars, not just sport cars, it will be more reasonable. This may happen in one condition that many more people are able to buy it as the car manufactures will produce more. Uhm what I mean is sport cars will be made on a massive scale.

Lưu ý rằng, thông thường sau mấy cái cụm này, bạn nên paraphrase lại cả thông tin trước đó chứ không phải chỉ là nhắc lại một từ nào đó.

HOLD ON

Cụm từ này có thể sử dụng khi bạn đang ngập ngừng, muốn có thời gian suy nghĩ về điều đang nói và muốn người nghe không mất sự chú ý vào mình. Cụm từ này thường được sử dụng kèm các từ right, alright, yeah hoặc các fillers ở trên ở sau nó.

Hi vọng rằng với bài viết về sự trôi chảy – Fluency này bạn sẽ nắm được các kiến thức và kĩ thuật cần thiết để có thể nói tiếng Anh trôi chảy hơn và đạt kết quả tốt trong phần bài thi IELTS Speaking.

Bạn có thể đọc tiếp các phân tích chi tiết về các phần khác trong IELTS Speaking tại cẩm nang IELTS Speaking Ultimate Guide.

REFERENCES

Ruder, K. F., & Jensen, P. J. (1972). Fluent and hesitation pauses as a function of syntactic complexity. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 15(1), 49-60.
Levelt, W. J. M. (1989). Speaking: From intention to articulation. Cambridge, MA: MIT Press.
Brown, H. D. (2001). Teaching by principles: An interactive approach to language pedagogy (2nd ed.). White Plains, NY: Longman.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *