“Phát âm tiếng Anh khó”. “Mãi mà không hết giọng tiếng Việt, nghe không Tây”. Thực ra, vấn đề nằm ở hai yếu tố: bạn có kiên trì không và bạn luyện đúng cách chưa.
Luyện tập phát âm Tiếng Anh luôn được đưa ra như là một lời khuyên cho bất kỳ ai học tiếng Anh. Vấn đề là luyện mãi mà vẫn bị chê là nói giọng Anh Việt.
Trước hết, bạn hãy đọc loạt bài này từ đầu tới cuối (có 5 phần tất cả đấy nhé). Tôi đảm bảo bạn sẽ thấy nó rất thú vị và hữu ích bởi tôi phân tích dựa theo kinh nghiệm thực tế quan sát các học sinh của mình. Tất nhiên, kèm theo những tài liệu tốt cho bạn luyện tập.
Trước khi đọc tiếp bài học ở bên dưới, bạn có thể đăng ký để nhận email hàng tuần của tôi. Tôi sẽ gửi bạn những nội dung, tips, hướng dẫn, kinh nghiệm giúp bạn học tiếng Anh và IELTS hiệu quả nhất nhé. Có rất nhiều tài liệu và bài học độc quyền tôi chỉ gửi qua email này thôi đấy. (Nếu bạn đã đăng ký, vui lòng bỏ qua nhé. Rất xin lỗi đã làm phiền bạn).
KINH NGHIỆM 1 – LUYỆN TẬP PHÁT ÂM TỪNG ÂM TIẾT TRONG TIẾNG ANH TRƯỚC KHI NGHĨ TỚI GIỌNG
Thực ra thì tuỳ thuộc vào loại tiếng Anh mà bạn nói (Anh Anh hay Anh Mỹ chẳng hạn) mà số lượng âm tiết là có sự khác biệt khá nhiều. Nhưng nhìn chung thông thường sẽ có các nguyên âm, nguyên âm đôi và phụ âm, ngoài ra còn có nguyên âm dài.
Khi bạn bắt đầu học, theo kinh nghiệm thì các bạn nếu không đặt quá quan trọng việc bắt chước một giọng nào đó thì hãy tập trung thật nhiều vào phụ âm, sau đó khi đã tốt phụ âm, hãy quay trở lại học nguyên âm bởi nguyên âm là một trong những điểm khác biệt rất lớn giữa các giọng trong tiếng Anh.
Tuy vậy một sai lầm của bạn và cũng là những người làm kinh doanh tiếng Anh cố tình đặt ra là BẠN PHẢI CÓ NGỮ ĐIỆU TỐT. Và họ nói rằng luyện tập phát âm tiếng Anh chính là luyện ngữ điệu. Sau đó họ cho bạn nghe giọng ai đó rồi bắt bạn nhại theo. Điều quan trọng là bạn không hiểu làm thế nào và tại sao lại có thể làm như thế, bởi bạn không học căn bản.
Việc tạo thành giọng điệu – accent và ngữ điệu – intonation thực chất tới từ việc chúng ta đọc từng âm tiết ra sao. Không tin bạn có thể để ý cách người miền Bắc, miền Nam hay miền Trung nói. Chủ yếu tới từ việc nói khác đi của nguyên âm mà thôi, nhưng các âm cơ bản họ vẫn phải đọc đúng chuẩn thì ta mới hiểu nổi. Như vậy bạn hãy tập đọc cho đúng trước đã nhé. Nhớ là đọc cho đúng từng âm tiết.
KINH NGHIỆM 2 – LUYỆN THEO GIỌNG NÀO KHI TÔI PHÁT ÂM KHÁ ỔN RỒI
Hiện tại thì có 2 giọng tiếng Anh chính mà chúng ta đang theo đó là giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ. Với 2 giọng này thì đều có những tài liệu, khoá học khác nhau, và có rất nhiều, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng google để kiếm tài liệu. Nếu không thì có thể sử dụng tài liệu của tôi, ở các phần sau.
Giọng Anh – Anh và Anh Mỹ đều có những điểm đặc trưng nhất định, nhưng tựu chung cũng đều có nguồn gốc là tiếng Anh mà thôi, do đó bạn hãy chắc chắn mình phát âm đúng các âm rồi mới tính tới việc học theo cái gì.
Theo quan điểm của tôi thì các bạn nên thử tập luyện cả 2 nguồn, và xem mình phát âm theo kiểu nào thì phù hợp. Không phải bạn cứ thích giọng nào thì giọng đó là dễ học cho bạn. Đó là do rất nhiều lí do mà bạn sẽ phù hợp giọng nào đó. Nên hãy lựa chọn thật kỹ nhé, không thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian. Sau khi bạn đã nói tốt một giọng thì thực ra việc bắt chước theo giọng mới sẽ không tốn nhiều thời gian như giọng đầu đâu 😀
KINH NGHIỆM 3 – PHÁT ÂM VÀ GIỌNG TRONG IELTS
Cái quan trọng nhất vẫn là làm mất giọng Việt Nam đi mà thôi. Như vậy khi học IELTS, các bạn đừng quên việc học và chỉnh phát âm, đặc biệt với các bạn khi mới bắt đầu học, bởi đây là thời gian các bạn sửa dễ nhất do các bạn nói bị sai ít. Lưu ý, khi học các khoá học nền tảng hay pre-IELTS hãy cố gắng xem khoá đó có việc luyện tập phát âm không nhé.
Tại sao tôi lại đề cao việc phát âm cơ bản như vậy:
Không tin các bạn có thể xem trong phần Speaking Band Descriptor của chính chủ từ IDP:
Nhìn vào phần Pronunciation cho band 8, các bạn sẽ thấy là L1 accent has minimal effect on intelligibility tức là giọng mẹ đẻ không còn ảnh hưởng tới khả năng giám khảo nghe hiểu ý của bạn một cách rõ ràng.
Như vậy có thể nói không có band điểm nào ghi rõ là bạn phải “imitate” (bắt chước) được accent (giọng) nào để đạt điểm 8 cả.
Mà thực tế ra nhiều giám khảo tôi quen cũng khẳng định, accent giống với ở đâu đó không phải yếu tố mà họ chấm ai đó điểm 8 hay điểm 9 cả.
Tiếp tục là các kinh nghiệm rất thú vị khác nhé
Trước khi đọc tiếp bài học ở bên dưới, bạn có thể đăng ký để nhận email hàng tuần của tôi. Tôi sẽ gửi bạn những nội dung, tips, hướng dẫn, kinh nghiệm giúp bạn học tiếng Anh và IELTS hiệu quả nhất nhé. Có rất nhiều tài liệu và bài học độc quyền tôi chỉ gửi qua email này thôi đấy. (Nếu bạn đã đăng ký, vui lòng bỏ qua nhé. Rất xin lỗi đã làm phiền bạn)
KINH NGHIỆM 4 – Nghe và lặp lại
Việc bắt chước một “giọng” – accent – cần phải tập luyện thông qua việc nghe và nhắc lại liên tục, kể cả đó có là bắt chước giọng một vùng nào đó ở Việt Nam chứ chưa cần nói tới tiếng Anh.
Mặc dù người Việt Nam có nhiều người nói tiếng Anh rất hay nhưng theo quan điểm của tôi thì việc nghe và lặp lại này nên học theo người bản xứ thì tốt hơn.
Thực tế các bạn hoàn toàn có thể nghe các bài nghe trong bài thi IELTS, hay trong các sách tiếng Anh nào đó. Nhưng thú thực thì tôi thấy các giọng nói trong đó mang tính kịch hoá quá mức, tức là nó không thật như người bản xứ họ nói với nhau.
Có lẽ ta nên thống nhất phần lớn chúng ta thường thích tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ, tôi sẽ mặc định Anh – Anh ở đây là giọng RP (Received Prounciation) và Anh – Mỹ là General American.
Đối với giọng Anh – Anh, các bạn đừng bỏ qua nguồn học cực kỳ hữu dụng là BBC, ở đó nếu các bạn ở trình độ còn có hạn thì có thể bắt đầu với việc nhại theo giọng các MC trong BBC 6 Minutes chẳng hạn.
Đối với giọng Anh – Mỹ, các kênh truyền hình quen thuộc như CNN chẳng hạn thì cũng là nguồn rất tốt, nhưng cần chú ý vì giờ cũng có nhiều MC tới từ vùng khác nhau nữa.
Hoặc bạn có thể nhại theo giọng một diễn viên nào đó mà bạn thích, lên google đâu thiếu đâu.
Việc nhại theo ai đó ở bên ngoài đời thì là điều không nên làm, nhưng là điều phải làm nếu bạn thực sự muốn làm mất đi chất giọng tiếng Anh Việt của bản thân. Và việc nhại giọng cũng là rất thú vị đó, ví dụ giờ tôi có thể nhại được giọng của khá nhiều nhân vật phim như Batman hay Optimus chẳng hạn. Dù có thể chỉ là gần đúng, nhưng đôi khi nó cũng tạo ra cho chúng ta sự lí thú nhất định.
Cũng phải nhắc lại, (do tôi học TESOL nên cũng khá kĩ về phần này), đó là dù cho bạn có bắt chước ra sao, phần lớn các bạn chẳng thể nào “imitate” chính xác giọng của ai đó được đâu. Chúng ta chỉ lấy giọng của họ là một điểm mốc để học hỏi “giọng vùng – accent” của họ mà thôi. Sau đó, cái còn lại cuối cùng chính là accent của họ còn chất giọng vẫn là của bạn mà thôi.
Vậy, khi nhại thì chúng ta nên làm gì:
- Trước hết hãy xác định bạn thích thứ tiếng Anh nào.
- Tiếp tục hãy nghe thật nhiều giọng, chọn ra một giọng của người nào đó mà bạn thực sự thích, hãy tải thật nhiều clip, file âm thanh, của người đó nói chuyện.
- Cố gắng trước khi tập nhại, hãy nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại người ta nói, nếu có thể thì hãy đọc phụ đề hay in transcripts ra mà theo dõi.
- Sau khi nghe chán rồi, hãy vừa nghe vừa đọc lại đoạn scripts trên, theo tôi đọc một đoạn vài chục giây là quá kinh khủng rồi, đừng tự làm bản thân bối rối.
- Sau khi làm bước trên vài lần, hãy bỏ tai nghe, cầm giấy và đọc, tiến hành ghi âm. Sau đó nghe đoạn ghi âm của bạn (kinh khủng lắm) và bắt đầu phân tích.
- Một số điều mà bạn phải phân tích đó là:
- Cách nhấn trọng âm của họ vì mỗi vùng có thể sẽ khác biệt về cách nhấn trọng âm một số từ đó.
- Cách phát âm một số phụ âm. Ví dụ vùng London, tiếng Cockney họ đọc âm /th/ trong thanks chẳng hạn thành âm /f/ đó. Như tôi đã nói ở bài trước, phụ âm là cái cần làm thật tốt trước đã nhé.
- Phân tích nguyên âm, thú thực là nhiều bạn bảo tôi điên vì phân tích lắm thế, nhưng tôi là người làm khoa học và giáo dục, nên làm cái gì cũng phải cẩn thận. Nguyên âm chính là chìa khoá quan trọng nhất để mà các bạn có âm khác đi so với L1 tiếng mẹ đẻ và các accent khác. Ví dụ, hầu hết các âm /i/ như trong từ ‘me’ chẳng hạn, tiếng Irish nhiều vùng đọc thành âm /oi/ đó. Hay ví dụ như từ bobby thì UK và US có khác nhau về nguyên âm đó.
- Nếu thích sao chép đúng giọng ai đó thì để ý tới lượng âm trầm hoặc lượng gió mà họ tạo ra khi nói.
KINH NGHIỆM 5 – Sử dụng từ điển
Theo tôi, các bạn nên sử dụng scripts, nếu như bài nghe không có thì chúng ta nên tìm nguồn khác.
Sau khi tập hợp một lượng đủ lớn các scripts này rồi, các bạn hãy bắt đầu tiến hành tra từ điển, “đúng hoá” phát âm từng từ của bạn.
Nếu làm ngay từ đầu thì mất thời gian lắm, nên theo tôi, ban đầu tập trung vào phát âm từng âm riêng lẻ, tới bây giờ chúng ta mới bắt tay vào chỉnh phát âm từng từ, nói khác đi là chỉnh phát âm với trọng âm.
Theo tôi, bạn nên dành ra thời gian như sau:
- 1 tuần để tra tất cả các từ vựng đơn âm. Từ vựng đơn âm thường là từ dùng thường xuyên, và dân bản ngữ họ có thể có cách đọc khá khác với người bình thường, nên thực ra, một phần khá lớn ảnh hưởng tới accent của họ chính là từ đơn âm. Nên hãy dành thời gian kiểm tra lại.
- 2 tuần để tra tất cả từ đa âm. Trong đó chú ý tới trọng âm của từng từ. Nên ghi chú lại trong một cuốn sổ nhỏ. Từ đa âm thì nhiều vô số kể, nhưng bạn chỉ nên tra từ trong các nguồn mà bạn đã nghe và tập luyện thôi. Các từ khó, từ dài, big words thì hãy để dành bổ sung dần dần.
KINH NGHIỆM 6 – Hình thành thói quen
Theo tôi, chúng ta nên tập một thói quen đó là tập phát âm và sửa phát âm trong mọi tình huống.
Tập phát âm:
Thực tế chính là lặp lại từ bước 1 tới bước 4 mà thôi.
Hãy phân bổ thời gian trong ngày hợp lí, sao cho duy trì được:
- 30 phút tập đọc chậm (tăng tốc độ đọc dần dần) trước gương.
- Nghe hoặc xem gì đó rồi nhại lại vô thức.
- Tra từ điển khi gặp bất kỳ từ nào mới hoặc không nắm rõ phát âm.
Và theo tôi, mỗi cuối tuần nên có khoảng thời gian ngắn để luyện thanh, đó là tập đọc các âm tiết, các từ đơn âm, một vài từ đa âm nào đó. Bởi việc này giúp các bạn ghi nhớ dần dần sự khác biệt của âm tiếng Anh, sau đó là đặc trưng của một accent nào đó. Mọi thứ dần dần sẽ thành phản xạ.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Mình rất mong bạn dành vài giây để đọc thông tin này nhé.
Lớp học tiếng Anh mất gốc Online English Boost sắp khai giảng giúp bạn lấy lại tự tin trước khi học IELTS, hãy nhanh tay đăng ký nhé.
Nếu bạn đang học IELTS Writing nhưng mãi chưa viết được bài hoàn chỉnh hoặc mãi chưa tăng điểm. Đó là do bạn không có người hướng dẫn chi tiết và không được chữa bài, hãy đăng ký khóa học IELTS Online Writing 1-1 với đặc trưng là tất cả bài viết đều được chữa chi tiết nhiều lần bởi giáo viên và cựu giám khảo, đã giúp tăng 0.5 chấm trong 2 tuần. Bạn cũng có thể sử dụng sách Ebook A Special Book on Writing để tăng điểm Writing nhanh chóng chỉ sau vài tuần nhé.
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi bắt đầu việc học IELTS 4 kỹ năng đừng tự mò mẫm nữa. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể đăng ký ngay khóa học IELTS Online Completion 4 kỹ năng để học từ cơ bản tới nâng cao, với chi phí thấp, có tương tác trực tiếp rất nhiều với giáo viên, đã giúp rất nhiều bạn đạt 6.5 – 8.0 chỉ với chi phí cực ít.
Nếu bạn đang luyện thi IELTS Speaking và Writing mà gặp khó khăn với từ vựng do quá nhiều chủ đề và quá nhiều từ vựng cần học. Nếu bạn không biết nên ôn Reading và Listening thế nào. Bạn nên sử dụng bộ đề IELTS Dự Đoán Mỳ Ăn Liền có kèm đáp án chi tiết đầy đủ cũng như các giới hạn đề thi. Đề cập nhật thường xuyên giúp bạn ôn thi tốt hơn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem thông tin.